Tại sao người bệnh đái tháo đường nên chú ý vệ sinh răng miệng?

Đái tháo đường ảnh hưởng tới mọi cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả răng miệng

Vì sao giấc ngủ quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường?

6 thời điểm cần kiểm tra đường huyết tại nhà

5 thảo dược có tác dụng điều trị đái tháo đường

Infographic: Chế độ ăn cho người bị kháng insulin hay đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường và sức khỏe răng miệng có mối liên quan mật thiết với nhau. Lượng đường trong máu cao không được kiểm soát có thể dẫn tới các bệnh về nướu răng và nhiễm trùng. Mặt khác, các bệnh nướu răng có thể làm cho việc kiểm soát đái tháo đường trở nên khó khăn hơn.

Theo thời gian, các mảng bám trên bề mặt răng bị cứng lại, tạo thành cao răng và bắt đầu xâm lấn nướu răng. Các mảng bám này không được làm sạch sẽ dẫn tới tình trạng đau nhức và viêm nướu răng. Bên cạnh đó, đường có trong nước bọt cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của răng và các mô lưỡi.

Đó là lý do tại sao người bệnh đái tháo đường cần đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa sau các bữa ăn. Súc miệng 2 giờ/lần cũng là cách giúp người bệnh đái tháo đường giữ sức khỏe răng miệng tốt hơn.

Người mắc bệnh đái tháo đường dễ bị bệnh nướu răng 

Mối quan hệ giữa đái tháo đường và bệnh răng miệng là mối quan hệ 2 chiều. Người mắc bệnh đái tháo đường dễ bị bệnh nướu răng và bệnh nướu răng cũng khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn. 

 Những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe răng miệng cao hơn hẳn những người không bị đái tháo đường. Chẳng hạn như viêm nướu (giai đoạn sớm của bệnh nướu răng) và viêm nha chu (bệnh nướu răng nghiêm trọng). Những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao mắc bệnh nướu răng vì họ thường dễ bị nhiễm vi khuẩn hơn và có khả miễn dịch kém hơn.

Người bệnh đái tháo đường có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm chứa khổ qua, dây thìa canh... để ổn định đường huyết, kiểm soát biến chứng đái tháo đường tốt hơn.

Các vấn đề về răng miệng khác có liên quan đến bệnh đái tháo đường bao gồm: Nhiễm trùng do nấm phát triển trong miệng và khô miệng, loét miệng, nhiễm trùng và sâu răng. Đây là lý do tại sao người bệnh đái tháo đường bắt buộc phải chú ý đến việc vệ sinh răng miệng.

Bên cạnh việc ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng, vệ sinh răng miệng tốt còn giúp người bệnh kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hỗ trợ hạ đường huyết, làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao. 
Vui lòng truy cập website tdcare.vn hoặc gọi 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
Số giấy phép QC: 1102/2015/XNQC-ATTP
sản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn. Địa chỉ: Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh 
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết