Tại sao ở nhà tim đập nhanh nhưng đi khám không ra bệnh?

Tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực có thể khiến nhiều người thấy rất khó chịu

Nhịp tim lúc 115 nhịp, lúc 75 nhịp/phút có phải bệnh tim không?

Tim đập nhanh bất chợt, phải làm sao để hạ?

Nên làm gì khi ngoại tâm thu tái phát liên tục trong 1 tháng?

Còn trẻ nhưng tim đập nhanh 116 nhịp/phút, kèm khó thở nên làm gì?

PGS.TS. Hồ Bá Do, giảng viên Học viện Quân y giải đáp:

Chào bạn!

Rối loạn nhịp tim là một bệnh lý rất phức tạp, do nhiều nguyên nhân gây ra:

- Thứ nhất là rối loạn thần kinh tim, thần kinh thực vật. Thần kinh tim hay thần kinh thực vật sẽ có vai trò kiểm soát nút xoang - nơi được mệnh danh là máy phát nhịp tim. Do đó, khi thần kinh tim, thần kinh thực vật bị rối loạn, hoạt động của nút xoang cũng bị rối loạn theo và dẫn đến tim đập loạn nhịp.

Rối loạn thần kinh tim có thể gây rối loạn nhịp tim, nhưng không phải một bệnh tim thực thể

Rối loạn thần kinh tim có thể gây rối loạn nhịp tim, nhưng không phải một bệnh tim thực thể

- Thứ hai là rối loạn nồng độ, rối loạn các chất điện giải ở màng tế bào cơ tim. Các tế bào cơ tim muốn co bóp nhịp nhàng thì nồng độ điện giải ở màng tế bào phải được cân bằng. Nếu điều này bị phá vỡ, tim thường sẽ đập nhanh hơn bình thường.

- Thứ ba là rối loạn huyết động, nguyên nhân này thường gặp ở các bệnh nhân tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, có các bệnh lý của van tim, bệnh cơ tim.

Ngoài ra, tim đập nhanh có thể xuất phát từ các nguyên nhân phụ như cường giáp, tiền mãn kinh, tác dụng phụ của thuốc, trào ngược dạ dày…

 

Trường hợp của bạn, nếu đã đi khám tim chuyên sâu không phát hiện bệnh, kiểm tra tuyến giáp, nội soi dạ dày… đều bình thường thì khả năng cao là bị tim đập nhanh do nguyên nhân thứ nhất - rối loạn thần kinh tim, thần kinh thực vật. Với nguyên nhân này, tim không hề có tổn thương, do đó sẽ không phát hiện được trên siêu âm tim hay các xét nghiệm hình ảnh khác.

Để điều trị nguyên nhân này, đầu tiên người bệnh cần thư giãn tâm lý, tránh mọi yếu tố có thể gây kích thích thần kinh thực vật như lo lắng, căng thẳng, dùng nhiều rượu bia, trà đặc… Sau đó, nếu các triệu chứng vẫn không đỡ, bác sỹ sẽ kê đơn thêm một số loại thuốc hạ nhịp tim, thuốc chống trầm cảm, an thần... Các thuốc này có ưu điểm là giảm triệu chứng khá nhanh, nhưng lại có thể gây ra tác dụng phụ. Đây là lý do mà bệnh nhân cẩn trọng khi dùng thuốc, phải dùng đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ, không tự ý ngưng hay thay đổi liều đột ngột.

Về mặt Đông y, hiện nay chúng ta cũng đã có những thảo dược được chứng minh có thể hỗ trợ ổn định nhịp tim. Khi phối hợp với thuốc Tây, cũng như các giải pháp không dùng thuốc khác sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ của thuốc Tây. 

Ví dụ như thảo dược khổ sâm - một cây thuốc có chứa matrine, oxymatrine rất có lợi cho bệnh nhân rối loạn nhịp tim. Chúng vừa có thể điều hòa nồng độ các chất điện giải trên màng tế bào cơ tim, vừa giãn mạch, cải thiện lượng máu tới nuôi tim. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu thế giới đã cho thấy khổ sâm có thể giúp ổn định hệ thần kinh thực vật, thần kinh tim. Do đó, đây cũng là giải pháp rất hữu ích trong việc ổn định nhịp tim cho những đối tượng bị rối loạn nhịp do rối loạn thần kinh tim, thần kinh thực vật. 

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

 

TPBVSK Ninh Tâm Vương - Hỗ trợ giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh

Với thành phần chính là thảo dược Khổ sâm, TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh, bồn chồn, lo âu, ổn định nhịp tim và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim.

Ninh-Tam-Vuong

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981.238.219

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị