Tăng huyết áp thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa

Phụ nữ cần lưu tâm nhiều hơn tới sức khỏe nếu được chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ

6 lời khuyên giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh

Nhân đôi cơ hội được làm mẹ nếu giảm cân thành công

Mang thai tháng thứ mấy thì cần bổ sung calci?

Bà bầu không thể ngờ điều này khi uống thuốc giảm đau Paracetamol

Sự kết hợp của những đặc điểm và triệu chứng như tăng mỡ bụng, đường huyết tăng cao, tăng huyết áp, mức cholesterol cao xuất hiện cùng một thời điểm được gọi là hội chứng chuyển hóa. Chúng là những yếu tố dự báo nguy cơ bệnh tim, bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp trong giai đoạn thai kỳ có thể được coi là một dấu hiệu cảnh báo sớm.

Đây là kết luận được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu đến từ Trung Quốc sau khi tiến hành khảo sát 506 phụ nữ mang thai không có tiền sử huyết áp hoặc các triệu chứng của bệnh đái tháo đường. Họ tiến hành đo huyết áp, cân nặng cùng nhiều các chỉ số y tế khác nhau của các đối tượng trong suốt thời kỳ mang thai và sau khi em bé sinh ra được tròn 18 tháng tuổi.

Khoảng 33% số phụ nữ huyết áp ở trong phạm vi bình thường trong suốt thai kỳ. 50% số phụ nữ ở trong phạm vị tiền tăng huyết áp và 12% được chẩn đoán là tăng huyết áp thai kỳ.

Các nhà nghiên cứu định nghĩa một người được coi là huyết áp bình thường khi chỉ số đo được bằng hoặc dưới 120/80 mmHg. Một người được coi là tăng huyết áp khi chỉ số bằng 140/90mmHg hoặc cao hơn. Phạm vi ở giữa chỉ số huyết áp bình thường và tăng huyết áp được gọi là tiền tăng huyết áp.

Ở nhóm phụ nữ được chẩn đoán là tăng huyết áp thai kỳ, có 35 trường hợp phát triển hội chứng chuyển hóa sau sinh - có chu vi vòng eo bằng hoặc lớn hơn 89cm, khi đo có chỉ số triglycerides cao, nồng độ thấp lipoprotein mật độ cao (cholesterol “tốt” HDL), huyết áp bằng 135/85mmHG hoặc cao hơn và lượng đường trong máu cao.

Sau khi phân tích, các nhà nghiên cứu phát hiện, phụ nữ bị tăng huyết áp trong những tháng cuối của thai kỳ có nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa cao gấp 6 lần so với những người phụ nữ mang thai có huyết áp ổn định.

Chia sẻ qua Reuters Health, TS. Jian-Min Niu, đến từ Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Quảng Đông ở Quảng Châu, Trung Quốc cho biết, duy trì một trọng lượng khỏe mạnh trước và trong khi mang thai có thể giúp giảm nguy cơ tiền tăng huyết áp hoặc hội chứng chuyển hóa.

Đặc biệt, những phụ nữ được chẩn đoán tiền tăng huyết áp, tăng huyết áp khi mang thai nên được theo dõi sức khỏe cẩn thận sau khi sinh em bé.

Cũng theo TS. Jian-Min Niu, ở nhiều nước, phụ nữ mang thai sẽ không được thông báo về nguy cơ do tăng huyết áp trừ phi mức huyết áp của họ bằng hoặc lớn hơn 140/90 mmHg.

M. Hiếu H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch