Tế bào gốc là gì? Nó được sử dụng để làm gì?

Tế bào gốc có khả năng tự sao chép để bổ sung mô

Bệnh Parkinson: Phương pháp tế bào gốc giúp phục hồi tổn thương não bộ

Nhật Bản: Tiêm tế bào gốc vào não để điều trị bệnh Parkinson

Liệu pháp tế bào gốc giúp phục hồi tủy sống?

Làn da sáng hồng, trẻ hơn tuổi thật chỉ nhờ tế bào gốc thực vật

Điều gì làm cho các tế bào gốc trở nên đặc biệt? 

Không giống như các loại tế bào khác, tế bào gốc có khả năng tự sao chép để bổ sung mô. Tế bào gốc cũng có thể thay đổi hình dạng, có khả năng biến đổi thành các tế bào chuyên biệt hơn (như tế bào hồng cầu hoặc tế bào phổi) khi chúng phân chia. 

Tế bào gốc giúp chữa bệnh?

Các nhà khoa học đã nghiên cứu tiềm năng sửa chữa và phục hồi của tế bào gốc với các tình trạng bệnh như đa xơ cứng, viêm khớp, tổn thương tim và Alzheimer. Việc điều trị những rối loạn này có thể được sử dụng cho bệnh nhân trong vòng 10 năm, theo tiến sỹ Andrew McMahon - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tái tạo Tế bào gốc tại Đại học Nam California (Mỹ). Nhưng về cơ bản, tế bào gốc không phải là thuốc chữa khỏi bệnh. 

Tế bào gốc đã được ứng dụng để điều trị bệnh ung thư

Các tế bào gốc linh hoạt nhất khi chúng còn trẻ. Chẳng hạn, những tế bào gốc được lấy từ phôi nang người 5 ngày tuổi trong phòng thí nghiệm, có khả năng có thể được biến đổi thành mọi loại tế bào trong cơ thể. Các tế bào gốc trưởng thành - các tế bào được lấy từ máu hoặc tủy xương chuyên biệt hơn và chúng thường chỉ có thể tạo ra các tế bào từ mô của chúng. Chẳng hạn, tế bào gốc não chỉ có thể trở thành tế bào thần kinh hoặc tế bào thần kinh đệm (tế bào bao quanh tế bào thần kinh). Nhưng điều này có thể sớm thay đổi. Các nhà khoa học đã tìm ra cách lập trình lại các tế bào trưởng thành để chúng có thể thay thế bất kỳ tế bào nào bị lỗi hoặc bị hư hại do bệnh.

Chúng thực sự đã được sử dụng để chống lại bệnh ung thư. Việc cấy ghép tủy xương được sử dụng để điều trị các bệnh ung thư máu như bệnh bạch cầu và ung thư hạch thực sự là một loại trị liệu bằng tế bào gốc và nó đã diễn ra trong khoảng 50 năm. 

Tế bào gốc hoạt động như thế nào?

Sau khi hóa trị giết chết các tế bào máu bị bệnh, các bác sỹ tiêm cho bệnh nhân các tế bào gốc khỏe mạnh, điển hình là từ một người hiến tặng. Những tế bào này di chuyển đến tủy xương - nơi chúng tạo ra các tế bào máu mới khỏe mạnh. Các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để xem xét các tế bào gốc để chống lại các bệnh ung thư khác. Trong các thử nghiệm lâm sàng, cấy ghép tế bào gốc đã được sử dụng để thay thế hệ thống miễn dịch ở bệnh nhân bị xơ cứng bì (cứng da và mô liên kết). Trong vài năm, có thể các tế bào gốc cũng được sử dụng để điều trị các bệnh miễn dịch khác. 

Lưu trữ các tế bào gốc để sử dụng trong tương lai

Có nên lưu trữ máu cuống rốn của bé hay không là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh thắc mắc. Máu lấy từ dây rốn của em bé và nhau thai ngay sau khi sinh có chứa các tế bào gốc có thể được sử dụng để điều trị ung thư máu và các rối loạn khác trong tương lai. Tuy nhiên, việc lưu trữ máu cuống rốn có thể rất tốn kém. 

Tế bào gốc cũng giúp điều trị các vấn đề về da

Với khả năng phục hồi, không có gì lạ khi các tế bào gốc (chủ yếu là từ thực vật) đã trở thành nguyên liệu trong các sản phẩm làm đẹp. Các tế bào gốc kích thích sự thay đổi tế bào và có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm mạnh mẽ, rất tốt cho việc chống lão hóa.

Vân Anh H+ (Theo womenshealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp