Tham khảo mô hình sản xuất vi tảo Nannochloropsis tại Australia

Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham khảo mô hình sản xuất vi tảo từ nước ngoài

Nuôi vi tảo dạng bán lỏng: Mô hình mới trong công nghệ sinh học vi khuẩn

Vi tảo - nguyên liệu tiềm năng trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Muốn da láng mịn như em bé: Đừng quên chiết xuất vi tảo!

Quý như vi tảo

Nuôi trồng vi tảo

Vi tảo Nannochloropsis đã được nuôi trồng để sản xuất nhiên liệu sinh học tại một cơ sở thí điểm gần Karratha (Australia). Theo đó, Viện Nghiên cứu và Phát triển Nam Australia đã tiến hành nuôi cấy vi tảo (bao gồm N. oceanica) trong các hệ thống mở, cụ thể là hệ thống bể race-way hay các lò phản ứng quang sinh học (photobioreactor).

Theo các chuyên gia, các yếu tố cần được xem xét để có thể lựa chọn địa điểm đặt bể nuôi trồng tảo bao gồm:

- Nguồn nước có sẵn.

- Nguồn nhiệt độ, bức xạ mặt trời cao (để tăng năng suất sản sinh lipid).

Nuôi trồng vi tảo trong hệ thống bể race-way

Nuôi trồng vi tảo trong hệ thống bể race-way

- Các khu đất bằng phẳng.

- Địa điểm gần các mạng lưới giao thông chính.

- Gần các nguồn carbon dioxide (CO2) công nghiệp.

Ngoài các tiêu chí trên giúp tăng lợi nhuận trong việc nuôi trồng vi tảo, các doanh nghiệp cũng cần chú ý tới việc giảm thiểu tác động của việc nuôi trồng đối với đa dạng sinh học, môi trường.

Thu hoạch và chế biến vi tảo

Việc thu hoạch vi tảo bao gồm việc lấy sinh khối vi tảo ra khỏi môi trường nuôi, từ đó cho phép các doanh nghiệp chuyển sang khâu chế biến. Có nhiều kỹ thuật khác nhau có thể được sử dụng để thu hoạch vi tảo, tùy thuộc vào quy mô sản xuất và loài vi tảo. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu về các kỹ thuật thu hoạch tối ưu, vì việc khử nước là một chi phí lớn trong sản xuất vi tảo.

Hiện nay, các kỹ thuật thu hoạch vi tảo quy mô lớn phổ biến nhất bao gồm:

 

- Kỹ thuật keo tụ/kết bông: Quá trình này thường được sử dụng như một phương pháp tiền xử lý, sau đó mới được kết hợp với các kỹ thuật thu hoạch khác. Quá trình keo tụ làm cho các tế bào vi tảo kết tụ lại, làm tăng kích thước các hạt. Các muối kim loại thường được sử dụng để keo tụ, mặc dù điều này phụ thuộc vào mục đích sử dụng cuối cùng của vi tảo.

- Ly tâm: Phương pháp này tách các tế bào vi tảo ra khỏi dung dịch do sự khác biệt về mật độ.

- Lắng đọng: Lực hấp dẫn sẽ giúp vi tảo lắng xuống đáy bể lắng. Tuy nhiên, đây là một quá trình tương đối chậm.

- Công nghệ tuyển nổi áp lực: Phương pháp này thường được sử dụng kết hợp kỹ thuật keo tụ. Theo đó, các bong bóng khí có thể được đưa qua hỗn hợp. Điều này giúp vi tảo bám vào các hạt, nổi lên bề mặt và dễ dàng thu hoạch hơn.

- Lọc: Các hạt rắn được giữ lại khi dung dịch vi tảo bị ép qua màng lọc bằng cách sử dụng lực hút, áp suất hoặc trọng lực.

Sau khi thu hoạch, sinh khối vi tảo có thể tiếp tục được làm khô hoặc xử lý để chiết xuất thành các chất theo nhu cầu.

Vi Bùi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất