Tai nạn hy hữu khi dùng cốc nguyệt san

Thận ứ nước là một tác dụng phụ hiếm gặp nhưng có thể xảy ra khi dùng cốc nguyệt san sai cách

“Thủ phạm” gây rối loạn kinh nguyệt và giải pháp từ thảo dược

Nha đam có tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả

Các triệu chứng chị em nên chú ý trong suốt chu kỳ kinh nguyệt

Tại sao lại có cục máu đông trong kỳ kinh nguyệt?

Cốc nguyệt san là sản phẩm thay thế băng vệ sinh hứa hẹn mang lại lợi ích vượt trội cả về sức khỏe, kinh tế và môi trường. Một chiếc cốc làm từ silicone có thể tái sử dụng từ 5-10 năm, tiết kiệm chi phí đáng kể so với băng vệ sinh dùng một lần. 

Tuy nhiên, yếu tố chị em cần đặc biệt lưu ý khi dùng cốc nguyệt san là chọn đúng kích thước và vệ sinh đúng cách để đảm bảo an toàn. Theo báo cáo lâm sàng xuất bản trên Tạp chí BMJ Case Reports, một tai nạn hy hữu khi đặt cốc nguyệt san không đúng vị trí khiến một người phụ nữ bị đau vùng chậu gián đoạn, tiểu ra máu, triệu chứng kéo dài khoảng 6 tháng. Được biết, hàng tháng, trong 1-2 ngày hành kinh ra nhiều nhất, cô sẽ dùng cốc nguyệt san và thay cốc 2-3 tiếng một lần.

Qua kiểm tra, các bác sĩ phát hiện thận phải và ống dẫn nước tiểu của bệnh nhân bị sưng. Nguyên nhân là do chiếc cốc nguyệt san được đặt ở ngay vị trí niệu quản dẫn nước tiểu vào bàng quang, chặn dòng nước tiểu, khiến thận ứ nước và sưng lên. 

Sau khi đánh giá, các bác sĩ yêu cầu nữ bệnh nhân không dùng cốc nguyệt san trong kỳ kinh tiếp theo. Một tháng sau, kết quả cho thấy tình trạng thận ứ nước đã thuyên giảm, dòng nước tiểu trở lại bình thường. Do lo ngại biến chứng trên, người bệnh chỉ sử dụng cốc nguyệt san tối đa 3-4 tiếng mỗi lần khi cần đi bơi.

Dù hiếm gặp, đã có nhiều trường hợp tương tự ca bệnh trên được ghi nhận. Dùng cốc nguyệt san sai cách không chỉ khiến máu kinh rò rỉ ra ngoài, mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như thận ứ nước. 

Đặt cốc nguyệt san không đúng cách có thể chèn ép ống dẫn nước tiểu và bàng quang

Đặt cốc nguyệt san không đúng cách có thể chèn ép ống dẫn nước tiểu và bàng quang

Nghiên cứu nhấn mạnh, chị em và cả các chuyên gia y tế cần chú ý hơn đến cách sử dụng cốc nguyệt san cũng như các biến chứng đi kèm. Niệu quản tiếp xúc với bàng quang ở vị trí rất gần với âm đạo của phụ nữ. Do đó, đặt cốc nguyệt san đúng vị trí, cùng với việc chọn hình dạng và kích thước cốc chính xác là yếu tố quan trọng giúp ngăn chặn các tác động tiêu cực tới đường tiết niệu.

Hiện nay, cốc nguyệt san được bán tại nhiều nền tảng mà không cần tư vấn lâm sàng từ chuyên gia y tế. Các nhà nghiên cứu cho rằng, nhà sản xuất cần cung cấp thông tin cụ thể cho người tiêu dùng trên bao bì sản phẩm

Ngoài nguy cơ nói trên, sử dụng cốc nguyệt san không đúng cách có thể gây đau âm đạo, dị ứng, viêm nhiễm, tiểu không tự chủ, làm xô lệch vòng tránh thai… 

Kích cỡ của cốc nguyệt san được xác định dựa trên đường kính miệng cốc, tuy nhiên mỗi nhà sản xuất lại có tiêu chuẩn khác nhau. Người chưa quan hệ, thường xuyên sử dụng tampon nên chọn cốc cỡ nhỏ. Phụ nữ từng sinh thường, hoặc có cơ sàn chậu yếu nên chọn kích cỡ lớn hơn. 

 
Quỳnh Trang (Theo Scitech Daily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa