Các hoạt chất chống viêm có trong nha đam giúp làm dịu cơn đau trong chu kỳ kinh nguyệt
Đau bụng, buồn nôn, khó tiêu là triệu chứng bệnh sỏi mật hay dạ dày?
Đi tìm nguyên nhân gây đau bụng vào buổi sáng
3 biện pháp tự nhiên giúp giảm đau bụng kinh
Dấu hiệu cảnh báo viêm ruột thừa
Các triệu chứng chị em nên chú ý trong suốt chu kỳ kinh nguyệt
Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh (hay thống kinh) là triệu chứng rất phổ biến, liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Các cơn đau có khuynh hướng đạt đỉnh 24 giờ sau khi bắt đầu kinh nguyệt và giảm dần sau 2 đến 3 ngày. Đau bụng kinh thường là đau quặn, đau âm ỉ liên tục, đau nhói hoặc nhoi nhói. Cơn đau có thể lan ra lưng hoặc ra chân. Đau bụng kinh được chia thành 2 loại: nguyên phát và thứ phát
Đau bụng kinh nguyên phát: Đây là những cơn đau mang tính lặp đi lặp lại vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt và không do bệnh lý. Đau mức độ nhẹ đến dữ dội ở vùng bụng dưới, lưng hoặc đùi. Có thể đi kèm các triệu chứng khác như cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi và thậm chí là tiêu chảy. Đau bụng kinh nguyên phát thường bắt đầu khoảng 1-2 ngày trước kỳ kinh hoặc khi bắt đầu có kinh nguyệt. Tình trạng này sẽ giảm dần khi phụ nữ già đi hoặc có thể chấm dứt hoàn toàn sau sinh con.
Đau bụng kinh thứ phát: Đây là những cơn đau liên quan đến bệnh lý rối loạn hoặc nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản nữ. Chẳng hạn như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, lạc tuyến tử cung, viêm vùng chậu…Cơn đau bụng kinh thứ phát thường bắt đầu sớm hơn chu kỳ kinh và cơn đau sẽ kéo dài hơn so với thông thường. Ngoài ra, tình trạng đau bụng này sẽ không đi kèm các triệu chứng như cảm thấy buồn nôn, nôn, mệt mỏi hoặc tiêu chảy.
Tại sao nha đam lại hỗ trợ giảm đau bụng kinh hiệu quả?
Giàu tính chống viêm
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dược học dân tộc (Journal of Ethnopharmacology), nha đam giàu các hợp chất như anthraquinone và glucomannan, cả hai đều được biết đến với đặc tính chống viêm. Các hợp chất này có thể giúp giảm viêm ở tử cung - nơi thường xuyên xảy ra co thắt thời kỳ kinh nguyệt. Bằng cách làm giảm tình trạng viêm, nha đam có thể làm giảm cơn đau và khó chịu liên quan đến kinh nguyệt.
Thư giãn cơ bắp
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Da liễu (Journal of Dermatolog), Ấn Độ, cho thấy, nha đam giúp thư giãn các cơ trơn của tử cung, điều này có thể làm giảm các cơn co thắt - tác nhân gây ra đau bụng do kinh nguyệt.
Cung cấp độ ẩm
Duy trì đủ nước cho cơ thể góp phần giảm đầy hơi và các tác động tiêu cực khác của kỳ kinh nguyệt. Uống nước ép nha đam là một trong những lựa chọn hoàn hảo giúp giảm các cơn đau có liên quan đến kỳ kinh nguyệt.
Giàu chất dinh dưỡng
Nha đam chưa hàm lượng cao các vitamin và khoáng chất thiết yếu, bao gồm vitamin A, C và E, magie và kẽm. Các chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe và tinh thần, có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của chứng đau bụng kinh.
Hỗ trợ tiêu hóa
Nha đam từ lâu đã được công nhận về công dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa. Bằng cách làm giảm các vấn đề về đường tiêu hóa như buồn nôn và đầy hơi, loại cây này có thể giúp phụ nữ cảm thấy thoải mái hơn trong thời kỳ kinh nguyệt.
Cách sử dụng nha đam để giảm đau bụng kinh
Nước ép nha đam
Uống 1 - 2 thìa nước ép nha đam nguyên chất pha với nước hàng ngày, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp cơ thể bạn giảm viêm, cải thiện tiêu hóa và giảm đau bụng kinh.
Gel nha đam
Thoa gel nha đam trực tiếp vào vùng bụng dưới và massage nhẹ nhàng. Tác dụng làm mát của gel nha đam có thể làm dịu và giảm cơn đau.
Trà nha đam
Ngâm lá nha đam tươi trong nước nóng khoảng 10 phút, sau đó lọc và uống ấm. Loại trà này ngoài cung cấp nước cho cơ thể còn có chức năng làm dịu và giảm ảnh hưởng của các cơn co thắt gây đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt.
Sinh tố nha đam với gừng và chuối
Sau khi xay nhuyễn gừng và chuối, bạn cho một ít thạch nha đam (phần lõi trong lá nha đam) vào và đảo đều để ra được món sinh tố vừa bổ dưỡng, vừa thơm ngon. Gừng có đặc tính chống viêm, chuối có hàm lượng vitamin B6 và kali giảm chướng bụng kết hợp với nha đam sẽ giúp bạn giảm đau bụng kinh đáng kể.
Massage bằng nha đam và dầu dừa
Trộn gel nha đa đam cùng dầu dừa ấm để massage bụng nhẹ nhàng. Sự kết hợp này có thể giảm căng cơ và thư giãn hiệu quả.
Bình luận của bạn