Các triệu chứng chị em nên chú ý trong suốt chu kỳ kinh nguyệt

Mỗi giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt đều có thể đi kèm với một số triệu chứng tinh tế

Táo bón tiền kinh nguyệt và biện pháp khắc phục

Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân và giải pháp cải thiện

Kinh nguyệt ra ít: Nguyên nhân và cách cải thiện thế nào?

Mẹo ăn uống cho chị em bị rong kinh

Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt diễn ra như thế nào?

Tùy vào từng người mà chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài trong khoảng thời gian khác nhau. Một chu kỳ kinh nguyệt trung bình sẽ kéo dài trong 28 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài tới 35 ngày, hoặc ngắn hơn ở ngưỡng 25 ngày với một số người.

Nhìn chung, chu kỳ kinh nguyệt sẽ bao gồm 2 giai đoạn chính là giai đoạn nang trứng và giai đoạn hoàng thể. 2 giai đoạn này lại có thể được chia nhỏ thành 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn kinh nguyệt/hành kinh

Chu kỳ kinh nguyệt sẽ bắt đầu được tính từ ngày đầu tiên ra máu trong kỳ kinh. Đây là hệ quả của quá trình trứng rụng không được thụ tinh diễn ra trước đó. Theo đó, khi không mang thai, thành tử cung sẽ bong ra một lớp niêm mạc dày, gây chảy máu trong khoảng từ 3 - 5 ngày, đôi khi kéo dài tới 7 ngày, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Giai đoạn nang trứng

 

Giai đoạn nang trứng cũng bắt đầu cùng lúc với giai đoạn kinh nguyệt, vào ngày đầu tiên bạn ra máu. Giai đoạn này có tên như vậy vì đánh dấu giai đoạn nang trứng bắt đầu phát triển. Nồng độ hormone estrogen trong cơ thể cũng bắt đầu tăng trong giai đoạn này. Điều này làm cho niêm mạc tử cung trở nên dày hơn để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh.

Trong khoảng giữa ngày thứ 10 và ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, nang trứng cuối cùng sẽ phát triển thành trứng trưởng thành.

Giai đoạn rụng trứng

Estrogen có nhiệm vụ kích hoạt cơ thể sản sinh hormone tạo hoàng thể (LH), từ đó kích hoạt buồng trứng giải phóng trứng (hay quá trình rụng trứng). Trứng trưởng thành sẽ trở thành hoàng thể, di chuyển qua ống dẫn trứng và vào tử cung.

Giai đoạn hoàng thể

Sau khi rụng trứng, giai đoạn hoàng thể bắt đầu. Hầu hết chị em phụ nữ sẽ trải qua giai đoạn này từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 28 của chu kỳ kinh nguyệt. Khi hoàng thể di chuyển đến tử cung, chúng sẽ kích thích sản sinh progesterone. Hormone này giúp tử cung chuẩn bị cho quá trình mang thai.

Nếu trứng được tinh trùng thụ tinh, chúng sẽ làm tổ trong tử cung và phát triển thành thai nhi. Nếu trứng không được thụ tinh, nồng độ progesterone sẽ giảm xuống. Điều này kích hoạt niêm mạc tử cung bắt đầu bong ra và giai đoạn kinh nguyệt lại bắt đầu.

Các triệu chứng chị em có thể trải qua trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt

Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ các hormone trong cơ thể người phụ nữ liên tục biến động. Điều này có thể gây ra các triệu chứng mà bạn không ngờ tới, nhưng có liên hệ mật thiết tới các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt.

kinh-nguyet

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) là một tình trạng ít người gặp phải khi đi kèm với các triệu chứng PMS. Theo đó, người bị rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt có thể thấy lo lắng quá mức, trầm cảm, hoảng loạn, thay đổi cảm giác thèm ăn cực đoan (tới mức ăn uống vô độ), căng thẳng, tức giận… khó kiểm soát. Bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu thấy mình gặp phải các tình trạng này, họ có thể kê đơn thuốc để giúp bạn kiểm soát triệu chứng tốt hơn.

Ngoài ra, một số người cũng có thể gặp phải các triệu chứng khó chịu khi giai đoạn hoàng thể ngắn hoặc dài hơn bình thường. Theo đó, giai đoạn hoàng thể ngắn có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều, ra máu trong những ngày trước kỳ kinh, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Trong khi đó, những người có giai đoạn hoàng thể dài hơn có xu hướng dễ bị rối loạn nội tiết như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Vi Bùi (Theo Northwestpharmacy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa