Tại sao lại có cục máu đông trong kỳ kinh nguyệt?

Khi "tới tháng", rất nhiều chị em thường xuyên gặp phải hiện tượng xuất hiện cục máu đông.

Táo bón tiền kinh nguyệt và biện pháp khắc phục

Tình trạng rong kinh và phương án cải thiện bằng thảo dược

Mẹo giúp bạn ngủ ngon trong kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt ra ít: Nguyên nhân và cách cải thiện thế nào?

Sự hình thành của máu đông trong kỳ kinh nguyệt

Nếu như cục máu đông ở chân là một báo hiệu xấu cho sức khoẻ thì máu đông trong kỳ kinh nguyệt lại hoàn toàn bình thường và nhìn chung, chúng không có gì đáng lo ngại.

Theo Y tá Susan Wysocki, một người giàu kinh nghiệm và đồng thời là thành vien ban lãnh đạo của Hiệp hội Sức khoẻ Tình dục, Mỹ (American Sexual Health Association), cơ thể chúng ta có một cơ chế tự bảo vệ rất thông minh. Khi bị thương chảy máu, máu sẽ tự động đông lại giúp chúng ta không bị mất quá nhiều máu dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt trong những ngày “đèn đỏ”, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra một loại “thuốc” đặc biệt để ngăn máu đông lại. Tuy nhiên, khi lượng máu kinh nhiều, không phải lúc nào “thuốc” này cũng đủ liều lượng. Lúc này, một phần niêm mạc tử cung chưa kịp tan hết sẽ bị đông lại thành những cục nhỏ. Chúng thường có màu đỏ sẫm và hay xuất hiện vào những ngày kinh nhiều.

Có phải tất cả phụ nữ đều gặp trường hợp này khi “đến ngày”?

Khả năng hình thành cục máu đông trong kỳ kinh rất khó dự đoán và phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân, bao gồm lượng máu kinh và các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Theo cô Wysocki, việc xuất hiện cục máu đông trong một số chu kỳ kinh là hiện tượng sinh lý bình thường, đặc biệt ở giai đoạn bắt đầu và kết thúc chu kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể giải thích bởi lượng máu kinh lớn ở những năm dậy thì, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đông máu.

Phần lớn chị em phụ nữ đều đã trải qua tình trạng này, đa số các trường hợp đều không ảnh hưởng tới sức khoẻ

Phần lớn chị em phụ nữ đều đã trải qua tình trạng này, đa số các trường hợp đều không ảnh hưởng tới sức khoẻ

Ngược lại, ở những phụ nữ tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt thường trở nên không đều và kéo dài hơn. Điều này có nghĩa, khoảng thời gian giữa hai lần hành kinh sẽ dài hơn và khi đến kỳ, lượng máu kinh có thể nhiều hơn bình thường, thậm chí xuất hiện cục máu đông. Đôi khi, những thay đổi này có thể bắt đầu từ rất sớm, ngay cả khi bạn mới chỉ ngoài 30 tuổi.

Máu đông trong kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng gì tới sức khoẻ?

Thông thường, việc xuất hiện cục máu đông không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc kinh nguyệt ra nhiều có thể là một dấu hiệu ảnh hưởng tới sức khỏe. Bạn cũng cần phải lưu ý rằng, những dấu hiệu này thường đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng, chứ không chỉ đơn thuần là có cục máu đông.

Ví dụ, cục máu đông trong kỳ kinh có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị thiếu máu. Khi bị thiếu máu, cơ thể bạn sẽ thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, thường là do thiếu sắt hoặc vitamin B12. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt hơn bình thường.

Đôi khi, cục máu đông trong kỳ kinh lại báo hiệu những vấn đề nghiêm trọng hơn bên trong cơ thể. Ví dụ, bạn có thể bị u xơ tử cung, viêm vùng chậu hoặc lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, Hội chứng Buồng trứng đa nang (PCOS) cũng có thể gây ra cục máu đông trong kỳ kinh.

Trong trường hợp bạn có thai hoặc nghi ngờ mình có thai, đi kèm với đó là những triệu chứng khác của thai kỳ như chậm kinh lâu ngày mà thấy xuất hiện cục máu đông thì rất có thể bạn đã bị sảy thai. Nếu xuất hiện hiện tượng này, hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Y tá Wysocki cũng khuyến cáo rằng, nếu bạn bị kinh nguyệt nhiều, có cục máu đông và cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, hãy đi khám bác sĩ ngay. Bởi vì, những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh von Willebrand (VWD). Đây là một bệnh làm cho máu khó đông lại. Mặc dù bệnh này thường được phát hiện ở tuổi dậy thì, nhưng đôi khi nó cũng có thể xuất hiện ở người lớn.

Ngoài những nguyên nhân đã kể trên thì vẫn còn 1 “thủ phạm” khác có thể gây ra cục máu đông trong kỳ kinh nguyệt đó là vòng tránh thai bằng đồng. Trong khi nhiều loại thuốc tránh thai giúp giảm lượng máu kinh thì vòng tránh thai bằng đồng lại có thể khiến kinh nguyệt ra nhiều hơn, đặc biệt trong năm đầu tiên sử dụng. Bên cạnh đó, nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu như warfarin hay enoxaparin, bạn cũng có thể bị kinh nguyệt nhiều và ra cục máu đông.

Làm gì để giảm lượng máu đông kinh nguyệt?

Bước đầu tiên để giải quyết vấn này là tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng lượng máu, máu đông nhiều khi “rụng dâu” tại những cơ sở y tế, bác sĩ sản phụ khoa uy tín.

Nếu bạn bị kinh nguyệt nhiều gây ra cục máu đông do các nguyên nhân như u xơ tử cung, PCOS hoặc bệnh VWD, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn thuốc tránh thai nội tiết tố (như thuốc viên, miếng dán, vòng tránh thai) hoặc thuốc giảm đau chống viêm (như ibuprofen, naproxen) để giảm lượng máu kinh và các cục máu đông.

Tóm lại, cách điều trị sẽ khác nhau tùy theo từng người và nguyên nhân gây ra vấn đề. Nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc thấy lượng máu trong kì kinh nguyệt bất thường cùng với các triệu chứng khác, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

 
Hà Chi (Theo Women's Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa