Thiếu ngủ làm giảm lượng melatonin được
sản xuất trong cơ thể. Cả hai yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại các bệnh ung thư và chúng chủ yếu được sản xuất vào ban đêm.
Để củng cố nhận định trên, tiến sĩ Richard G. Steven đến từ Đại học Connecticut (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra mối liên hệ giữa thiếu ngủ và ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
Stevens đã kiểm chứng tác dụng của melatonin bằng cách tiêm hormon melatonin vào những con chuột có nguy cơ mắc ung thư vú cao. Kết quả là những con chuột này giảm thiểu đáng kể khả năng mắc bệnh so với những con khác không sử dụng melatonin.
Thực tế, melatonin hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh và có tác dụng chống lại các tế bào ung thư. Cụ thể, nó có vai trò ức chế quá trình sản xuất estrogen trong cơ thể. Một khi lượng melatonin trong cơ thể quá ít sẽ khiến nồng độ estrogen tăng lên. Trong khi đó, việc tích tụ nhiều estrogen trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Melatonin có thể được bổ sung nhưng Stevens khuyên mọi người không nên làm theo cách này. Chỉ cần ngủ đủ giấc là bạn hoàn toàn có thể giúp cơ thể tránh xa căn bệnh ung thư đáng sợ. Khi ngủ, bạn cũng cần đảm bảo những yếu tố dưới đây.
Ngủ ít nhất bảy tiếng mỗi ngày. Thời gian ngủ là rất cần thiết bởi nó giúp cơ thể phục hồi sức lực sau ngày làm việc mệt mỏi. Thời gian nghỉ ngơi lý tưởng là bảy đến tám tiếng mỗi ngày và trong khung giờ từ 22h00 ngày hôm trước đến 7h00 ngày hôm sau.
Ngủ bù không mang lại tác dụng như mong muốn. Những tác hại của việc thiếu ngủ khó có thể bù đắp được bằng cách ngủ bù. Do vậy thay vì duy trì giấc ngủ từ bốn đến năm tiếng mỗi ngày rồi ngủ bù, bạn nên có một giấc ngủ dài trong vòng bảy tiếng. Nên nhớ rằng, những giấc ngủ ngắn ban trưa cũng không giúp bạn nhiều sau đêm dài mất ngủ.
Không suy nghĩ rối bời khi ngủ. Khi chuẩn bị nghỉ ngơi, điều quan trọng là bạn phải giữ cho tâm trí không bị xáo trộn. Hãy lên kế hoạch để giải quyết chúng vào sáng hôm sau thay vì trằn trọc thâu đêm. Nói về ảnh hưởng của suy nghĩ trước khi ngủ, nhà tâm lý học Varkha Chulani cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng việc thức đêm không giúp giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Nó chỉ khiến bạn cảm thấy khổ sở hơn mà thôi”. Trong trường hợp không thể chợp mắt dù đã nằm trên giường cả tiếng đồng hồ, bạn có thể thưởng thức vài bản nhạc nhẹ để thay đổi tâm trạng.
Thư giãn trước khi ngủ. Các chuyên gia cho biết, việc thư giãn một giờ trước khi lên giường sẽ rất tốt cho cơ thể. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn thả lỏng và dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ.
Tránh xa trà, cà phê. Những thức uống này chứa caffein giúp đầu óc trở nên tỉnh táo. Điều này sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Nếu muốn uống, hãy uống ít nhất ba đến bốn giờ trước khi ngủ.
Tập thể dục. Việc áp dụng các bài tập yoga, khiêu vũ, đi bộ sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể
sức khỏe.
Chăm sóc tóc vào ban đêm.
Phụ nữ xưa thường sử dụng dầu dưỡng và chải tóc gọn gàng trước khi đi ngủ. Điều này rất tốt cho sức khỏe bởi nó giúp các tế bào ở da đầu được nghỉ ngơi, thư giãn trong suốt thời gian chúng ta chìm vào giấc ngủ.
Bình luận của bạn