- Chuyên đề:
- Cẩm nang phòng bệnh giao mùa
- Bệnh cảm cúm
Trẻ nhỏ là thích nghi kém với nhiệt độ và dễ mắc các bệnh mùa Hè
Uống nước đá vào thời điểm nào có thể gây hại cho sức khỏe?
Tắm đêm và những điều cần biết
Mùa hè, tắm mấy lần trong ngày là đủ?
Giải nhiệt bằng máy lạnh, quạt máy, trẻ ồ ạt nhập viện
Nhiều người cho rằng cảm lạnh hay cúm chỉ xuất hiện vào mùa Đông hoặc trong thời tiết lạnh. Tuy nhiên, trong thời tiết mùa Hè, nhiệt độ trong phòng và ngoài trời chênh lệch lớn cũng có thể khiến chúng ta dễ bị ốm. Các chủng virus gây bệnh viêm đường hô hấp như virus cúm, Rhinovirus, Enterovirus có thể tồn tại và phát triển trong những ngày trời nóng bức.
Người bị cảm lạnh, cảm cúm trong mùa Hè thường có biểu hiện nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, sốt, viêm họng, đau đầu và mệt mỏi. Một số thói quen sinh hoạt sau có thể khiến bạn dễ bị ốm trong mùa Hè:
Tắm ngay sau khi vận động mạnh, tắm đêm
Tắm nước lạnh ngay sau khi vận động mạnh khiến cơ thể bị nhiễm lạnh
Sau khi đi nắng, vận động mạnh, nhiều người muốn ngâm mình trong nước mát ngay để cơ thể hạ nhiệt nhanh chóng. Tuy nhiên, đây là thói quen tai hại mà nhiều người vẫn mắc phải, đặc biệt là các bạn trẻ trong mùa Hè. Thói quen tắm không khoa học không giúp loại bỏ mệt mỏi mà lại khiến bạn dễ bị cảm cúm, cảm lạnh.
Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, dẫn đến cảm, sốt. Đặc biệt, việc tắm đêm, tắm nước lạnh làm các lỗ chân lông và mạch máu bị co lại, có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu. Nếu bạn vừa hoạt động nặng trong thời tiết nóng, hãy dùng khăn bông mềm thấm khô mồ hôi và ngồi nghỉ ngơi một lúc trước khi tắm.
Ăn nhiều đồ lạnh, uống nước đá
Nước đá, thức ăn ướp lạnh là lựa chọn hàng đầu để giải nhiệt trong những ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên, ăn đồ lạnh quá nhiều trong thời gian ngắn khiến cổ họng bị tổn thương, dễ bị mầm bệnh tấn công.
Sau khi đổ mồ hôi nhiều, bạn chỉ nên uống nước mát và uống từng ngụm nhỏ để không ảnh hưởng tới sức khỏe. Thức uống lạnh, kem lạnh chỉ có tác dụng làm mát tức thời, không giúp cơ thể giải nhiệt từ bên trong. Trẻ nhỏ, người già, người mắc hội chứng ruột kích thích hoặc răng ê buốt nên hạn chế ăn đồ lạnh, uống nước đá trong mùa Hè.
Dùng quạt sai cách
Trong phòng ngủ, quạt điện nên được đặt cách cơ thể ít nhất 2m
Thói quen bật quạt tốc độ lớn, hướng trực tiếp vào phần đầu cổ có thể làm khô miệng và đường mũi. Quạt cũng thổi theo bụi, có thể gây viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang trong mùa Hè. Khi ngủ với gió quạt thốc vào cơ thể, bạn có thể bị đau cứng cổ hoặc đau cơ khi thức dậy.
Khi bật quạt đi ngủ, bạn nên đặt quạt ở cuối chân giường sao cho cơ thể nằm cùng hướng thổi của quạt, cách xa cơ thể tầm 2m. Trong phòng ngủ có người già và trẻ nhỏ, bạn nên sử dụng chức năng quay của quạt để gió được phân tán khắp phòng.
Hạ nhiệt độ điều hòa quá thấp
Nhiệt độ điều hòa thích hợp không nên chênh lệch quá 8-10 độ so với môi trường
Trong ngày trời nóng, nhiều hộ gia đình hoặc cơ quan thường điều chỉnh nhiệt độ máy điều hòa (máy lạnh) thường thấp hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường bên ngoài. Chính vì điều này, nhiệt độ cơ thể không kịp thích nghi khi bạn rời khỏi hoặc bước vào phòng kín. Tình trạng mất cân bằng nhiệt có thể dẫn đến cảm lạnh, cảm cúm.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, điều hòa nên được cài đặt ở 26-28 độ C để bảo vệ sức khỏe và tiết kiệm điện năng. Khi từ ngoài trời nắng vào phòng, bạn nên có thời gian thích nghi khoảng 5 phút rồi mới bật máy lạnh, tránh việc chênh lệch nhiệt độ sẽ dễ làm mắc bệnh. Bạn cũng nên tắt điều hòa khoảng 20-30 phút trước khi rời khỏi phòng.
Khi nằm trong phòng có máy lạnh hoặc quạt điều hòa, cha mẹ cần cho trẻ đắp 1 chiếc chăn mỏng để che các bộ phận dễ nhiễm lạnh như ngực, bụng.
Bình luận của bạn