Việc thường xuyên tiếp nhận những cảm xúc tiêu cực từ mạng xã hội có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần về lâu dài
Cha mẹ cần làm gì để theo dõi việc dùng mạng xã hội của con?
Tại sao dùng mạng xã hội khiến bạn ngủ muộn?
Dòng chảy Sức khoẻ+: Cẩn trọng với quảng cáo của 'bác sĩ tự xưng' trên Facebook, Tiktok
Nhận diện thương hiệu mới của Vinamilk "phủ xanh" mạng xã hội
Khi sử dụng MXH, bạn bắt gặp những bài đăng khiến bạn cảm thấy ghen tị, so sánh hay thậm chí là tức giận. Đó có thể là những người bạn cũ thành công hơn, những người có cuộc sống hào nhoáng, hoặc những người có quan điểm đối lập. Dần dần, bạn hình thành thói quen “theo dõi để ghét” và không nhận ra rằng chính mình đang tự tạo nên những cảm xúc tiêu cực.
Theo Tiến sĩ Denise Dudley, chuyên gia tâm lý học hành vi (Mỹ) chia sẻ, hành vi theo dõi những người mình không ưa thích thường bắt nguồn từ những động cơ hết sức bình thường. Ban đầu, chúng ta có thể đơn giản chỉ bị thu hút bởi một chương trình truyền hình hay một nhân vật nổi tiếng nào đó, xem đó như một thú vui giải trí. Tuy nhiên, đằng sau hành vi này còn ẩn chứa những động cơ tâm lý sâu xa hơn.
TS. Dudley giải thích: “Việc làm này có thể sử dụng từ Schadenfreude, một thuật ngữ trong tiếng Đức chỉ cảm giác thích thú khi người khác gặp bất hạnh, để miêu tả. Đây chính là động lực tiềm ẩn đằng sau hành vi ghét-theo dõi. Chúng ta thường mong đợi những sai lầm, thất bại của người khác để cảm thấy tự tin hơn về bản thân và cuộc sống của mình.”
Ở thời đại kỹ thuật số, hành vi so sánh đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. TS. Dudley đã chỉ ra, các nền tảng MXH chính là nơi mọi cá nhân đều có xu hướng phô trương những khía cạnh hoàn hảo nhất của cuộc sống. Điều này vô hình trung tạo ra một áp lực vô hình, khiến chúng ta thường xuyên so sánh bản thân với người khác.
Hành vi “theo dõi những người bạn ghét” cũng được Phó Giáo sư Xã hội học và Tội phạm học David Wahl thuộc Đại học McMurry (Texas, Mỹ) ví như một công cụ để họ trao quyền cho bản thân. Một trong những động lực tiềm ẩn đằng sau hành vi này là nhu cầu nâng cao lòng tự trọng. Khi chứng kiến người khác thất bại, một số cá nhân có thể cảm thấy bản thân mình trở nên ưu việt hơn, từ đó thỏa mãn nhu cầu khẳng định giá trị cá nhân.
Bên cạnh đó, động cơ đố kỵ và ham muốn phán xét người khác cũng đóng vai trò quan trọng. Điều này thường xuất phát từ mong muốn giành ưu thế, khẳng định vị thế xã hội bằng cách hạ thấp những người được cho là có quyền lực hoặc thành công hơn.
Việc theo dõi những người “không ưa” gây hại cho sức khoẻ tâm thần như thế nào?
TS. Dudley đã chỉ ra một thực tế đáng báo động: việc liên tục tiếp xúc với những yếu tố tiêu cực trên MXH có thể gây ra những tác động tiêu cực sâu sắc đến sức khỏe tinh thần. Cụ thể, việc cho phép bản thân tiếp xúc với những nội dung gây khó chịu không chỉ làm gia tăng căng thẳng và lo âu mà còn là một tác nhân trực tiếp làm giảm lòng tự trọng.
Việc so sánh bản thân với những hình ảnh hoàn hảo trên MXH, đặc biệt là trên các nền tảng như Instagram, Facebook, Threads càng khiến vấn đề trở nên trầm trọng. Điều này dễ dàng dẫn đến một trạng thái tinh thần tiêu cực, thậm chí khiến chúng ta mắc kẹt trong vòng xoáy của những suy nghĩ tiêu cực.
Ngoài ra, việc dành thời gian theo dõi những nội dung tiêu cực còn là một sự lãng phí. Thay vì dành những phút giây quý báu để lướt qua những đoạn video nhàm chán, chúng ta hoàn toàn có thể tận hưởng những hoạt động bổ ích và ý nghĩa hơn.
Hãy mạnh dạn “unfollow” những người bạn không thích
Theo TS. Dudley, một cách hiệu quả để giảm căng thẳng trong cuộc sống trực tuyến là chủ động loại bỏ những yếu tố tiêu cực. Thay vì tiếp tục theo dõi các tài khoản mang lại cảm xúc tiêu cực, bạn nên thay thế bằng những nguồn nội dung tích cực hơn.
Nếu những nỗ lực trên vẫn chưa mang lại hiệu quả, có lẽ đã đến lúc bạn cần một cuộc "cai nghiện" kỹ thuật số triệt để. Theo TS. Dudley, việc tạm ngưng sử dụng MXH thường xuyên sẽ giúp bạn tái tạo năng lượng tinh thần và thay đổi góc nhìn một cách tích cực. Thay vì dành thời gian theo dõi những bình luận tiêu cực, hãy thử chuyển hướng sự tập trung sang những hoạt động bổ ích như đọc sách, tham gia các hoạt động tình nguyện hoặc đơn giản chỉ là dành thời gian bên bạn bè và gia đình.
Đặc biệt, nếu những tài khoản tiêu cực đã trở thành một phần quá lớn trong cuộc sống trực tuyến của bạn, bạn cần phải mạnh mẽ cắt đứt mối liên kết này. PGS. Wahl khuyên bạn nên ngừng theo dõi, tắt thông báo và hạn chế kiểm tra điện thoại để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần về lâu dài.
Bình luận của bạn