Run tay khi lo âu: Nguyên nhân do đâu và làm sao cải thiện?

Lo âu có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng run tay do bệnh lý, ví dụ như run vô căn

Run tay khi gắp đồ ăn, cầm cốc nước phải làm sao?

Người cao tuổi bị run tay mỗi khi cầm đồ vật là bệnh gì?

Rung chân là bệnh gì và 9 nguyên nhân gây rung chân thường gặp

Phải làm sao khi thuốc Parkinson kém đáp ứng?

Cơ thể phản ứng thế nào khi thấy lo lắng, rối loạn lo âu?

Lo lắng là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước những yếu tố gây căng thẳng. Khi này, cơ thể sẽ kích hoạt phản ứng “chiến hay chạy” (fight-or-flight response) để bảo vệ bản khỏi nguy cơ bị thương trước những tình huống nguy hiểm. 

Tuy nhiên, lo lắng quá mức có thể trở thành rối loạn lo âu, khi nỗi lo được kích hoạt cả trong những tình huống không nguy hiểm. Ví dụ, nhiều người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội (hay ám ảnh sợ xã hội) có thể thấy căng thẳng tột cùng khi ở trong những tình huống như tham gia vào các bữa tiệc, các buổi biểu diễn…

Nhìn chung, dưới đây là cách cơ thể bạn phản ứng với sự lo lắng:

cang-thang

Theo đó, mỗi khi cảm thấy lo lắng, cơ bắp cũng trở nên căng thẳng và có thể co giật, gây run. Tình trạng run mỗi khi lo lắng, căng thẳng ở người bình thường còn được gọi là cơn run sinh lý. Run sinh lý không đáng ngại và thường chỉ mang tính tạm thời, sẽ tự hết khi cảm xúc căng thẳng, lo lắng qua đi.

Tuy nhiên, nếu bạn thấy các cơn run tay khi lo âu có xu hướng ngày càng tệ hơn, ảnh hưởng tới công việc thường ngày, hãy chủ động đi khám để được chẩn đoán và có hướng điều trị sớm. Theo đó, dù lo âu không phải nguyên nhân trực tiếp gây run tay, song tình trạng này có thể khiến triệu chứng run tay do bệnh lý trở nên trầm trọng, rõ rệt hơn.

Run vô căn và rối loạn lo âu

 

Rối loạn lo âu có thể ảnh hưởng tới những người bị run vô căn theo nhiều cách khác nhau. Theo đó, các dạng rối loạn lo âu phổ biến, thường kết hợp với run vô căn có thể kể tới rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu xã hội (ám ảnh sợ xã hội), chứng sợ khoảng trống, rối loạn lo âu lan tỏa…

Đối với một số người, mắc bệnh run vô căn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng stress, rối loạn lo âu. Tuy nhiên, ngược lại, điều này cũng có thể khiến các triệu chứng bệnh run vô căn (như run tay) trở nên tồi tệ hơn. Mối liên hệ giữa run vô căn và căng thẳng là khá khó tránh khỏi, cũng như gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh, đặc biệt ở những nơi công cộng khi mọi hành động đơn giản (uống nước, ăn uống…) lại trở nên khó khăn với người bị run tay.

Cách giảm run tay khi lo âu

Dưới đây là một số cách để giảm lo lắng, cải thiện tình trạng run tay hiệu quả hơn:

- Hít thở sâu.

- Thực hiện liệu pháp nhận thức hành vi để xác định các tác nhân gây rối loạn lo âu, từ đó chủ động hơn trong ứng phó với những tác nhân này.

- Tập thể dục đều đặn.

- Hạn chế rượu bia, thuốc lá.

- Ngủ đủ giấc.

- Ngồi thiền, tập yoga.

- Tuân thủ dùng thuốc điều trị run vô căn, cân nhắc phẫu thuật trong trường hợp thuốc không còn hiệu quả.

Vi Bùi (Theo Calahealth)

 

TPBVSK Vương Lão Kiện - Hỗ trợ giảm triệu chứng run tay chân

Với thành phần chính là cao Thiên ma - Câu đằng, TPBVSK Vương Lão Kiện là sự lựa chọn phù hợp cho người bị run chân tay, không chủ động được chân tay.

Đừng để run chân tay là rào cản trong cuộc sống của bạn!

Vuong-Lao-Kien

Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại bài viết: TPBVSK VƯƠNG LÃO KIỆN

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.218.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh