Lạm dụng mạng xã hội có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của giới trẻ
Khuyến cáo cách sử dụng mạng xã hội an toàn dành cho trẻ vị thành niên
Những điều bạn không nên đăng lên mạng xã hội khi đi du lịch
Video: Công nghệ thông tin, mạng xã hội đang khiến teen bị trầm cảm?
Hướng dẫn trẻ sử dụng Internet an toàn
Mạng xã hội (MXH) trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok... được sử dụng rộng rãi để giao tiếp, chia sẻ thông tin, giải trí. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng MXH trở thành một thói quen phụ thuộc, khiến họ cảm thấy khó lòng ngừng lại dù có nhận thức được tác động tiêu cực của nó.
Một thế hệ “cúi đầu” và những ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất
Thế hệ 10X, thế hệ GenZ hay được người ta gọi vui là “thế hệ cúi đầu”. Bởi thế hệ này dành hầu hết thời gian trong ngày để cúi đầu vào máy tính, điện thoại, phần lớn để dùng MXH, bên cạnh học tập, làm việc. Và rồi MXH là ảo, nhưng những hệ lụy nó để lại với thể chất chúng ta là thật.
Theo một nghiên cứu của Tiến sĩ Kenneth Hansraj hiện tượng “Text Neck” (cổ của những người thường xuyên nhắn tin) xuất hiện ngày càng nhiều. Trong khi MXH là công cụ nhắn tin phổ biến nhất. Đầu người nặng khoảng 4,5kg, khi cúi đầu phần cổ chúi về phía trước, trọng lượng trên cột sống bắt đầu tăng lên; nếu cúi đầu xuống 15 độ áp lực của cột sống tiếp tục tăng mạnh. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa cột sống, hiện đang xảy ra phổ biến ở nhiều người trẻ hiện nay.
Ngồi quá lâu trước màn hình điện thoại, máy tính, lướt MXH có thể gây đau cơ, các vấn đề về thị lực, vấn đề giấc ngủ. Việc thiếu vận động này có thể dẫn đến béo phì và các vấn đề liên quan đến cơ bắp, xương khớp như hội chứng ống cổ tay.
Nghiện MXH cũng có thể gây ra rối loạn sinh hoạt và dinh dưỡng do thói quen ăn uống, dẫn đến suy nhược cơ thể.
Mạng xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người trẻ
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y học Dự phòng Mỹ “American Journal of Preventive Medicine” cho thấy, thanh thiếu niên 12 – 15 tuổi sử dụng MXH hơn 3 giờ mỗi ngày có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần cao gấp đôi so với những người không sử dụng.
Qua MXH, giới trẻ dễ dàng tiếp cận hơn với các nội dung tiêu cực, có hại và thậm chí là cực đoan. Các thuật toán truyền thông xã hội được xây dựng để quảng bá bất cứ điều gì bạn có vẻ quan tâm. Nếu mọi người tìm kiếm thông tin về bất kỳ tình trạng sức khỏe tâm thân nào, chẳng hạn như trầm cảm hoặc tự tử, MXH sẽ cung cấp rất nhiều bài viết liên quan ngay lập tức, kể cả khi đã ngừng tìm kiếm nó. Điều đó khiến một bộ phận giới trẻ, đặc biệt các em ở lứa tuổi thanh thiếu niên còn non nớt trong nhận thức, có thể các em sẽ nghĩ rằng mọi người xung quanh đều bị trầm cảm hoặc nghĩ đến việc tự tử. Điều này vô cùng nguy hại.
Bên cạnh đó, những người dành quá nhiều thời gian cho MXH thường có xu hướng so sánh bản thân với người khác tốt hơn mình, cảm thấy thua kém, thất vọng về bản thân. Người này, người nọ đăng tải bài viết đỗ đạt thứ hạng cao, giàu có, mua xe, mua nhà…họ áp lực trước những hình ảnh đẹp đẽ, hào nhoáng trên MXH, cũng như áp lực từ lượt thích (like) và bình luận. Để lại hậu quả nhiều vấn đề về sức khỏe tâm lý, điển hình là chứng rối loạn lo âu.
MXH làm giảm kết nối thật với mọi thứ xung quanh, tăng cảm giác cô đơn. Một nghiên cứu của Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã chỉ ra càng dùng MXH nhiều thì tâm trạng buồn chán, cô đơn càng cao. Thực tế cho thấy, có nhiều người sẵn sàng ngồi hàng giờ đồng hồ để nhắn tin, trò chuyện qua MXH nhưng khi gặp thực tế, một câu hỏi thăm bình thường còn khó mà mở lời. Ngăn cản khoảng cách kết nối, con người dần thu mình vào thế giới ảo, rồi từ đó xảy ra rất nhiều bất ổn về tâm lý. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra “căn bệnh thời đại”: trầm cảm!
Nguyên nhân chính của những tác hại trên đều ở việc lạm dụng MXH quá đà. Vậy làm thế nào để “cai nghiện” MXH, chúng ta cần những giải pháp rõ ràng và hợp lý.
Sử dụng mạng xã hội sao cho hợp lý
Trang báo The Sun (Anh) đưa ra một số phương án nhằm hạn chế “cơn nghiện” MXH của người sử dụng, như:
- Cài đặt một số ứng dụng theo dõi và nhắc nhở về thời gian sử dụng MXH giúp hạn chế thời gian sử dụng MXH trong ngày.
- Tự đề ra cho bản thân mốc thời gian sử dụng cụ thể, ví dụ như đề ra mục tiêu cho bản thân chỉ lướt MXH 1 tiếng mỗi tối, thay vì sử dụng chúng không kiểm soát như trước đây.
- Sử dụng đồng hồ đeo tay truyền thống thay cho đồng hồ điện tử trên điện thoại. Hầu hết mọi người sử dụng smartphone để xem thời gian là vì tính tiện lợi của chúng, nhưng đồng thời, khi nhìn giờ trên màn hình điện thoại, chúng ta có thể vô tình nhìn thấy cả những thông báo từ MXH và chắc chắn sẽ bấm vào kiểm tra rồi tiếp tục sa đà vào chúng.
- Tắt thông báo từ các ứng dụng MXH trên smartphone. Chỉ giữ lại chế độ thông báo cho những ứng dụng thật sự cần thiết đối với đời sống, sinh hoạt hằng ngày.
Bình luận của bạn