Thời tiết giao mùa trẻ dễ mắc bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh thường rất nặng nhưng dấu hiệu ban đầu lại không rõ rệt

Điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ?

Viêm phế quản cấp có phải nhập viện không?

Viêm phế quản có thể chữa bằng Tiêu Khiết Thanh không?

Viêm phế quản mạn - Dùng thuốc gì?

Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ

Bệnh viêm phế quản thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Những trẻ đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, sởi, ho gà… rất dễ bị viêm phế quản. Những trẻ sinh non, còi xương, suy dinh dưỡng cũng dễ mắc viêm phế quản và thường tiến triển nặng thành viêm phổi.

Virus là nguyên nhân chính gây nên bệnh trong giai đoạn đầu, thường thấy ở trẻ sau khi bị viêm hô hấp trên, cảm lạnh, ho sổ mũi, cúm hay viêm xoang. Nếu không điều trị và sức đề kháng yếu thì virus có thể lây lan tới hai cuống phổi làm cho khí quản sưng phồng, tiết dịch nhầy trong phổi và trẻ sẽ ho nhiều và thở mệt do đường thở bị viêm và tiết dịch. 

Ngoài ra còn có nguyên nhân khác đó là dị ứng khói thuốc lá, phấn hoa, lông (chó, mèo), thức ăn, hóa chất, một số loại thuốc. Trẻ sống trong môi trường độc hại tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gấp nhiều lần.

Dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản

Khi mắc bệnh, các nang phế quản của trẻ sẽ bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp, thậm chí tắc nghẽn. Triệu chứng thường gặp nhất là trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt cao. Trẻ sẽ bị ho nhiều, khó thở, thở rít. Trường hợp nặng trẻ có thể bị tím tái, lồng ngực bị lõm, trẻ sẽ gặp khó khăn khi thở, thậm chí ngừng thở. Bệnh có triệu chứng tương tự như hen suyễn. Thông thường, bệnh sẽ kéo dài trong nhiều tuần liền.

Chăm sóc và điều trị trẻ bị viêm phế quản

Khi trẻ bị viêm phế quản cần cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Chú ý cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước  bởi thiếu nước sẽ làm đờm trở nên cô đặc và làm bệnh nặng hơn. Uống nhiều nước giúp loãng đờm, dịu họng. Ngay khi trẻ bị cảm lạnh hay bắt đầu ho sổ mũi, thì cũng nên điều trị dứt điểm ngay, để tránh các biến chứng về sau. Ngoài ra, cha mẹ nên làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở và bú tốt hơn. Có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi 1 – 2 giọt lần, 2 – 3 lần/ngày. Cho trẻ uống thuốc theo đúng như chỉ dẫn của bác sỹ. Các dấu hiệu bệnh nặng cần đưa trẻ đi khám ngay là trẻ tím tái, bú kém, bỏ bú, ngủ li bì, khó thở, thở co kéo lồng ngực…

Viêm phế quản có thể gây tử vong cho bệnh nhi, vì vậy, việc phòng bệnh có ý nghĩa rất quan trọng. Cha mẹ và gia đình cần thực hiện các biện pháp đề phòng đơn giản và hiệu quả như sau: Tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang bị cảm lạnh cũng như các trẻ đang mắc bệnh viêm phế quản khác. Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Khi trời lạnh hoặc giao mùa, cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ, không để trẻ quá lạnh cũng không nên để trẻ quá nóng vì thời tiết nóng bức có thể khiến trẻ bị đổ mồ hôi nhiều, mồ hôi dễ thấm ngược lại khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh.

Không khí trong nhà phải sạch sẽ, không bụi bẩn và không khói thuốc sẽ tránh cho bé cảm giác khó chịu, đề phòng viêm nhiễm đường hô hấp. Khi bé sốt nhẹ chỉ cần uống nhiều nước, mặc đồ thoáng mát, rút mồ hôi, không nên ủ kín bé hoặc mặc đồ có nhiều chất liệu tổng hợp, nếu bé sốt cao trên 38 độ thì có thể cho bé uống acetaminophen hay ibuprofen để giúp bé hạ sốt và giảm đau.

Phân biệt viêm phế quản và hen suyễn ở trẻ

Cả hai bệnh viêm phế quản và hen suyễn đều có biểu hiện là những cơ ho kéo dài, khò khè đôi khi khó thở. Tuy nhiên cha mẹ có thể phân biệt 2 loại bệnh này dựa trên một số tiêu chí sau:

– Nếu trong gia đình có tiền sử người thân bị suyễn thì khi bé có các dấu hiệu ho, khò khè, khó thở nên nghĩ ngay đến suyễn.

– Nếu bé có dấu hiệu khó thở, khò khè, có dấu hiệu ngạt ngay sau khi tiếp xúc với một yếu tố mới, lạ trong thức ăn hoặc môi trường thì đó có thể là suyễn.

– Viêm phế quản thường kết thúc sau từ 5 đến 10 ngày, nếu các triệu chứng vẫn tồn tại qua thời gian chữa bệnh thông thường, thì có thể là hen suyễn.

– Đặc trưng của viêm phế quản là ho có đàm màu vàng, thế nên nếu phát hiện thấy triệu chứng này, có thể nghĩ ngay đến viêm phế quản ở trẻ.

– Bé tiếp tục bị ho, khò khè sau khi bị các bệnh như cúm, sởi, ho gà,… thì đó có thể là viêm phế quản.
Thanh Tú H + (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp