Cảm lạnh là loại bệnh nhiễm trùng thường gặp
Cẩn trọng với 4 biến chứng khi bé bị cảm lạnh
Bà bầu có nên xông lá để giải cảm?
Tía tô trị cảm sốt, ho đờm
Thể dục thường xuyên có thể ngăn ngừa cảm lạnh
1. Ăn tỏi sống hoặc cho tỏi vào thức ăn
Đặc tính kháng khuẩn và kháng virus của tỏi rất hữu ích trong việc điều trị các triệu chứng cảm lạnh. Tỏi thúc đẩy chức năng miễn dịch, cải thiện lưu thông đường hô hấp và giúp thải loại độc tố ra khỏi cơ thể.
2. Ngậm, nuốt mật ong hoặc hỗn hợp mật ong hòa với nước cốt chanh
Mật ong có tác dụng làm dịu cơn đau ở cổ họng. Các chất dinh dưỡng và các enzyme dồi dào trong mật ong giúp tiêu diệt vi khuẩn và virus gây cảm lạnh.
3. Trà rau mùi
Trà rau mùi từ lâu đã được sử dụng để chữa các triệu chứng cảm lạnh thông thường. Để làm trà, bạn cần rang khô và xay một cốc hạt rau mùi. Cho bột rau mùi vừa xay, một nửa muỗng canh hạt thìa là và một muỗng cà phê hạt cỏ cà ri trong một cốc nước được được đun sôi lăn tăn từ 3 – 4 phút. Cuối cùng, lọc bã và thưởng thức trà khi còn nóng. Có thể cho thêm chút đường hoặc hai thìa sữa đặc nếu thích uống ngọt.
4. Ăn gừng tươi
Gừng rất hữu ích trong việc điều trị cảm lạnh thông thường và các triệu chứng của nó nhờ có đặc tính kháng virus, chống viêm và có tác dụng long đờm.
5. Canh gà
Canh gà có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin hỗ trợ điều trị các triệu chứng cảm lạnh. Đặc biệt, các đặc tính chống oxy hóa cao trong canh gà sẽ làm tăng tốc độ chữa bệnh và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
Gừng rất hữu ích trong việc điều trị cảm lạnh thông thường
6. Củ hành đỏ
Hành đỏ điều trị rất tốt chứng cảm lạnh. Hãy cắt 2 - 3 củ hành đỏ theo chiều ngang. Đặt một miếng hành đỏ trong một cái bát và thêm mật ong nguyên chất. Lặp lại quá trình này cho tới khi bát đầy chặt hành. Đậy nắp và ủ kín khoảng 12 đến 15 giờ. Khi bạn mở bát sẽ có chất lỏng đặc như siro. Uống một thìa siro nhiều lần trong ngày để chữa đau họng và các triệu chứng khác của cảm lạnh.
7. Tiêu đen
Tiêu đen là một trong những phương pháp trị liệu tự nhiên sẵn có nhất để điều trị các triệu chứng của cảm lạnh. Tiêu đen giúp thông mũi nhờ khả năng làm loãng chất nhầy và làm giảm tắc nghẽn ở các xoang. Nếu đang bị chảy nước mũi, hãy cho tiêu đen vào thức ăn, bạn cũng có thể súc miệng với một muỗng cà phê hạt tiêu đen được hòa trong một cốc nước ấm.
8. Thảo dược mullein
Do có đặc tính long đờm, thảo dược mullein sẽ làm giảm bớt tắc nghẽn ngực thường đi kèm với cảm lạnh. Bạn có thể cho thảo dược mullein sấy khô trong một cốc nước sôi khoảng 5 - 10 phút. Thêm một chút mật ong và uống 2 - 3 lần mỗi ngày.
9. Sữa
Sữa khi kết hợp với bột nghệ và bột gừng sẽ giúp điều trị cơn ho và các triệu chứng khác của cảm lạnh như đau nhức cơ thể và đau đầu. Đun sôi sữa và thêm một nửa thìa cà phê bột nghệ và một nửa muỗng canh bột gừng (bạn cũng có thể sử dụng gừng tươi). Để nguội, uống 2 lần mỗi ngày đặc biệt là trước khi đi ngủ.
10. Bột quế
Quế giúp điều trị chứng cảm lạnh thông thường và làm giảm bớt sưng đau ở họng. Trộn một muỗng bột quế và hai muỗng đinh hương trong một ly nước được đun hơi sôi trong 15 -20 phút. Lọc và uống trực tiếp 1 – 3 lần mỗi ngày khi vẫn còn ấm. Để có kết quả tốt nhất, bạn có thể thêm một chút mật ong.
Bình luận của bạn