Trường hợp tai biến sau tiêm filler phải can thiệp ECMO, chạy thận - Ảnh: Báo Thanh Niên
Tim đập nhanh sau tiêm vaccine COVID-19 phải làm sao?
WHO: Xem xét khả năng COVID-19 thành bệnh theo mùa
Tiêu điểm Sức khỏe+ ngày 6/5/2022
Indonesia phát hiện thêm nhiều trẻ em nghi mắc viêm gan bí ẩn
Thời gian gần đây, cả nước vẫn ghi nhận nhiều trường hợp tai biến nghiêm trọng sau tiêm filler làm đẹp. Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã hoàn thành điều trị cho một nữ bệnh nhân bị choáng tim (tim hầu như không co bóp), tổn thương cơ tim sau khi tiêm filler Alisa có lidocaine. Bệnh nhân còn bị tổn thương gan và tổn thương thận cấp, phải can thiệp ECMO và chạy thận nhân tạo hỗ trợ. Đến ngày thứ 8, bệnh nhân đã ổn định, được rút ECMO, ngưng chạy thận, chức năng gan, thận và tim gần như hồi phục hoàn toàn.
Còn tại Hà Nội, với mong muốn trẻ hóa, làm thẳng chân vòng kiềng, một phụ nữ 47 tuổi đã bị biến chứng nặng nề, áp xe bắp chân. Nguyên nhân là do cách đây một tháng, bệnh nhân đã bỏ ra 60 triệu đồng để tiêm “collagen tươi", được quảng cáo có thành phần acid hyaluronic nguồn gốc Thụy Sĩ để tạo mô vùng chân, giúp chân thẳng, đẹp. Ngay sau khi tiêm, người này cảm giác khó chịu, đau tức vùng bắp chân. Khi tới khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, hình ảnh siêu âm cho thấy ổ áp xe ở 2 chân. Bác sỹ Vũ Thái Hà - Trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, filler thường tiêm vào da giúp làn da căng mịn hơn hoặc tiêm nâng mũi, làm đầy môi. Bệnh nhân bị cong chân hay chân vòng kiềng liên quan đến xương thì không thể khắc phục bằng tiêm chất làm đầy.
Hiện nay, thẩm mỹ bằng filler ngày càng chiếm ưu thế nhờ kỹ thuật khá đơn giản song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Bác sỹ khuyến cáo, người dân có nhu cầu thẩm mỹ cần tỉnh táo lựa chọn cơ sở làm đẹp và phòng khám được cấp giấy phép, người phẫu thuật phải có chứng chỉ hành nghề.
Trong vòng 14 ngày qua, tỉnh Bình Dương không ghi nhận ca tử vong do COVID-19. Để phù hợp với tình hình mới, Bình Dương quyết định tạm ngừng hoạt động đối với hơn 160 trạm y tế lưu động kể từ ngày 30/6. Sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát trên địa bàn, ngành y tế thống nhất thành lập Trạm Y tế cố định theo quy mô 15.000 dân/trạm y tế.
Theo báo Nhân Dân, thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 liên tục tiếp nhận những trường hợp cấp cứu thuyên tắc động mạch phổi cấp với nhiều bệnh cảnh khác nhau. TS Đặng Việt Đức - Chủ nhiệm Khoa Hồi sức Tim mạch Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: "Trong đại dịch COVID-19, có vẻ như chúng ta bắt gặp nhiều trường hợp thuyên tắc động mạch phổi hơn trước đây liên quan đến tình trạng tăng đông máu hậu COVID-19. Tuy vậy, khả năng chẩn đoán và điều trị phụ thuộc vào trang bị, kinh nghiệm của từng cơ sở y tế". Để phòng tránh bệnh, người dân nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, cẩn trọng với các triệu chứng: Khó thở mức độ vừa, nghiêm trọng hơn là sốc, tụt huyết áp, suy hô hấp.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, trong tháng 4, bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết tăng mạnh về số ca và số ổ dịch, đã có 1 ca tử vong. Đặc biệt, gần 70% bệnh nhân là trẻ dưới 15 tuổi.
Bình luận của bạn