Dừng khai báo y tế nội địa, cách kiểm tra được cấp "hộ chiếu vaccine" hay chưa?

Việt Nam đã đạt thỏa thuận về công nhận hộ chiếu vaccine lẫn nhau với 19 nước - Ảnh minh họa

Tiêu điểm Sức khỏe+ ngày 4/5/2022

Dịch được kiểm soát tốt nhưng không lơ là, chủ quan

Quốc gia đầu tiên thay đổi "chiến thuật" tiêm chủng vaccine COVID-19

Vắc-xin mRNA: Cuộc chinh phục đại dịch COVID-19 từ cái nhìn trong cuộc

Bộ Y tế cho biết cả nước sẽ dừng khai báo y tế nội địa, các địa phương tiếp tục duy trì hoạt động giám sát, phát hiện sớm và điều tra, xử lý ổ dịch. Khai báo y tế là 1 trong 5 biện pháp phòng chống dịch, còn gọi là biện pháp 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, khai báo y tế, không tụ tập) được Bộ Y tế áp dụng khi dịch COVID-19 xuất hiện. Như vậy, với việc ngừng khai báo y tế, biện pháp chống dịch tại Việt Nam hiện nay còn 4K. Trước đó, Bộ Y tế đã dừng khai báo y tế với người nhập cảnh tại tất cả cửa khẩu từ 0h ngày 27/4. Một số chính sách khác đã được Bộ Y tế điều chỉnh như không cách ly F1, F0 có thể đi làm hoặc thi tốt nghiệp THPT...

Đến nay khoảng 6 triệu người Việt đã có "hộ chiếu vaccine". "Hộ chiếu vaccine" sẽ được hiển thị trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử, PC-Covid hoặc trên trang tra cứu Bộ Y tế đang thực hiện xây dựng và sẽ công bố trong thời gian tới. Cách người dân kiểm tra đã được cấp "hộ chiếu vaccine" như sau:

- Tải ứng dụng PC-Covid.

+ Nhập các dữ liệu cá nhân (số điện thoại/ email) để nhận mã OTP >> nhập mã OTP.

+ Chọn vào biểu tượng có 4 hình tròn phía bên phải nút "quét QR"

+ Vào mục Hộ chiếu vaccine để nhận thông tin chứng nhận "hộ chiếu vaccine".

Bệnh viện Ung bướu Hà Nội vừa phẫu thuật thành công cho một trường hợp nguy kịch vì bị vỡ khối u buồng trứng, bụng chứa hơn 15 lít dịch đặc. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bụng to như mang bầu 9 tháng, sức khỏe suy kiệt. Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân hồi phục tốt, có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân hóc xương cá hy hữu. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nuốt đau nhiều, sốt cao, ăn uống kém và sưng tấy vùng cổ trái. Bệnh nhân sau mổ sức khỏe tốt và dự kiến xuất viện sau 5 ngày.

 

* Đánh giá ngang hàng là một biện pháp kiểm soát chất lượng trong nghiên cứu y học. Trong đó, các nhà nghiên cứu/chuyên gia xem xét công việc của nhau để đảm bảo nó là chính xác, có liên quan và quan trọng.

Theo Vtv.vn, một nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra rằng về bản chất, biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 cũng có nguy cơ gây biến chứng và tử vong tương tự như các biến thể trước đó. Kết quả của nghiên cứu này được xem là trái ngược với các giả thuyết trước đó khi cho rằng chủng Omicron dễ lây lan nhưng gây các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. Sau khi thực hiện nghiên cứu dựa trên hồ sơ của 130.000 bệnh nhân COVID-19 trong vòng 2 năm qua, nhóm tác giả người Mỹ cho nhận thấy nguy cơ biến chứng, nhập viện và tử vong giữa các bệnh nhân gần như tương đương nhau giữa các giai đoạn. Nghiên cứu này đang được đánh giá ngang hàng* tại Nature Portfolio và được đăng trên trang Research Square hôm 2/5.

 
Lê Tuyết (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin