Thông tư Quy định về Quản lý TPCN sẽ có hiệu lực từ 15/1/2015 sẽ giúp "dẹp loạn" trong sản xuất - kinh doanh TPCN?
Cục ATTP đang quản lý tốt TPCN
Quản lý TPCN: Doanh nghiệp phải vì sức khỏe cộng đồng
Khi cơ quan quản lý làm doanh nghiệp “sướng”
Quản lý TPCN: 10 năm mới chỉ có 2 văn bản quản lý
Theo Thạc sỹ Lê Văn Giang – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Thông tư Quy định về quản lý TPCN là một thông tư “khó” là bởi TPCN là một lĩnh vực liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, và không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới cũng vẫn chưa xây dựng được tiêu chuẩn chung về TPCN. Hay có thể nói rằng cơ quan quản lý chưa có thước đo để khẳng định rằng, một sản phẩm như thế nào là đạt hay không đạt, tốt hay không tốt, hiệu quả hay không hiệu quả, an toàn hay không an toàn… Hơn thế nữa, nếu không có những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, khi một sản phẩm TPCN ra đời, nhà quản lý cũng khó có thể thẩm định chất lượng và hiệu quả do thiếu "công cụ".
Không chỉ vậy, nếu không có tiêu chuẩn, nhà sản xuất sẽ không biết căn cứ vào chỉ tiêu nào, công bố chỉ tiêu nào và công bố với mức bao nhiêu. Và khi đó, hệ lụy sẽ dồn tất cả lên người tiêu dùng bởi cơ quan quản lý nhà nước cũng không có đủ công cụ để kiểm soát những rủi ro, bất lợi của sản phẩm đối với sức khỏe người tiêu dùng.
a) Sản phẩm công bố khuyến cáo có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh;
b) Sản phẩm công bố công dụng mới chưa được công nhận tại các quốc gia khác trên thế giới;
c) Sản phẩm có chứa hoạt chất mới chưa được cho phép sử dụng;
d) Sản phẩm bảo vệ sức khỏe có công thức khác với sản phẩm đã có bằng chứng khoa học chứng minh, lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường;
đ) Sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật lần đầu tiên đưa ra thị trường có thành phần cấu tạo khác với thành phần cấu tạo của các sản phẩm y học cổ truyền cổ phương, cổ phương gia giảm đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học;
e) Thực phẩm dinh dưỡng y học và thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt chưa được cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan được ủy quyền hoặc pháp luật của nước xuất xứ cho phép, nước xuất khẩu xác nhận về công dụng, đối tượng sử dụng và cách dùng được phép ghi trên nhãn hàng hóa.
(Trích Điều 4 Thông tư Quy định về quản lý thực phẩm chức năng)
Bình luận của bạn