TS. Trần Quang Trung khẳng định: Cục An toàn thực phẩm đang quản lý tốt an toàn TPCN
Thêm 2 TPCN bị đình chỉ lưu hành do vi phạm quảng cáo
Quản lý TPCN: Doanh nghiệp phải vì sức khỏe cộng đồng
Quản lý TPCN: Bất cập và khó khăn
Quản lý TPCN: 10 năm mới chỉ có 2 văn bản quản lý
Trong cuộc trao đổi với phóng viên Health+, Tiến sỹ Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, không ngần ngại chia sẻ về những vấn đề “bức xúc” thị trường cũng như những vướng mắc về quản lý ngành TPCN hiện nay. TS. Trần Quang Trung khẳng định: Cục An toàn thực phẩm đang quản lý tốt về an toàn TPCN.
Chậm để chắc?
TPCN vào thị trường Việt Nam được hơn 10 năm, sản phẩm về TPCN do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất đã chiếm hơn 50% thị phần trong nước, Luật An toàn thực phẩm đã có hiệu lực từ tháng 7/2011 trong đó có những điều khoản quy định về TPCN, nhưng Thông tư hướng dẫn thì vẫn “tắc”, vì sao vậy, thưa ông?
Đúng là việc ban hành Thông tư hướng dẫn về quản lý TPCN có chậm bởi các cơ quan quản lý muốn làm chắc. Hiện nay, có những vấn đề vẫn chưa tìm được tiếng nói thống nhất về cách quản lý, xử lý giữa các thành viên ban soạn thảo. Do vậy, các nhà làm luật cần thêm thời gian để có sự bàn thảo kỹ lưỡng và khách quan nhất về các vấn đề này.
Chắc là vấn đề có nên để bác sỹ kê đơn TPCN hay không?
Luật ATTP quy định, TPCN không cần phải kê đơn, nhưng phải có tư vấn của bác sỹ, thầy thuốc.
Đúng. Đây là vấn đề được tranh luận khá gay gắt. Mong muốn của chúng tôi - cơ quan quản lý nhà nước - là đem lại lợi ích lớn nhất cho người tiêu dùng.Ông nghiêng về bên bác sỹ được kê đơn hay bên không được kê đơn?
Quan điểm cá nhân của tôi là: Không kê đơn! Nếu quy định TPCN cần phải kê đơn, sẽ nảy sinh mâu thuẫn. Kê chung với đơn thuốc hay kê riêng? Trong trường hợp kê chung đơn thuốc thì người dân có thể sẽ bị lợi dụng (bởi sự hiểu biết của dân chúng về y tế nói chung và dược phẩm nói riêng chưa cao, đọc tên sản phẩm không biết là TPCN hay là thuốc, có thể hiểu lầm là thuốc chữa bệnh…). Nếu kê riêng thành đơn khác thì lại rắc rối. Vì thế, Luật ATTP quy định, TPCN không cần phải kê đơn, nhưng phải có tư vấn của bác sỹ, thầy thuốc.
Bác sỹ phải là người hướng dẫn sử dụng TPCN, theo TS. Trần Quang Trung
Thưa ông, nếu để bác sỹ, thầy thuốc hướng dẫn có thể nảy sinh tiêu cực. Thầy thuốc sẽ giống như trình dược viên?
Thế mới cần phải tranh luận, bàn bạc để đưa ra giải pháp khách quan nhất, tối ưu nhất.
Còn vấn đề thử nghiệm lâm sàng thì sao, thưa ông? Ý kiến cá nhân của ông về thử nghiệm lâm sàng TPCN là?
Trước hết, phải nói với bạn, không phải là thử nghiệm lâm sàng. Thử nghiệm lâm sàng là khái niệm dùng trong ngành dược, với những yêu cầu cực kỳ khắt khe. Với ngành TPCN, trong dự thảo hướng dẫn quản lý TPCN đang được bàn thảo, chúng tôi dùng khái niệm Thử nghiệm hiệu quả trên người.
Cũng giống như việc kê đơn TPCN, quan điểm cá nhân của tôi đối với thử nghiệm hiệu quả trên người đối với sản phẩm TPCN là: Không cần thử nghiệm! Đối với các sản phẩm TPCN nhập khẩu, nhất là những sản phẩm đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, tức là sản phẩm đó đã có một giai đoạn thử nghiệm hiệu quả rồi, thì khi nhập khẩu về Việt Nam không cần phải thử nghiệm lại nữa.
Đối với các sản phẩm mới sản xuất ở Việt Nam, được phát triển từ các bài thuốc dân gian đã có từ lâu, bây giờ chuyển sang dạng sản phẩm đóng gói, không phải là nghiên cứu, phát hiện mới hoàn toàn, thì cũng không cần phải thử nghiệm lâm sàng.
TPCN phát triển theo nhu cầu thị trường
Thưa ông, nếu các sản phẩm TPCN bổ dưỡng thì đơn giản, nhưng có những sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh (có doanh nghiệp quảng cáo điều trị được bệnh), thậm chí bệnh ung thư thì sao?
Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị, dùng chung với thuốc dưới sự tư vấn, hướng dẫn của bác sỹ sẽ làm tăng công dụng của thuốc điều trị cũng không cần phải thử nghiệm. Còn với các doanh nghiệp quảng cáo “bát nháo”, trong thời gian tới đây, dứt khoát Cục An toàn thực phẩm sẽ rà soát, kiểm tra liên tục, chặt chẽ để xử lý nghiêm những vi phạm. Người tiêu dùng không thể bị họ “lòe” như vậy được.
Sự bùng nổ của thị trường TPCN là do nhu cầu chăm sóc, dự phòng bệnh tật của cộng đồng
Có ý kiến cho rằng, thị trường TPCN bùng nổ như hiện nay, một phần rất lớn là nhờ bán hàng đa cấp. Quan điểm của ông thế nào?
Theo tôi, lý do bùng nổ của thị trường TPCN trong những năm vừa qua là do nhu cầu dự phòng, chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao. Xã hội phát triển kéo theo khẩu phần ăn truyền thống giảm, thức ăn nhanh nhiều hơn, khẩu phần ăn hàng ngày thiếu các vi chất dinh dưỡng cần thiết, ô nhiễm môi trường, không khí… kéo theo nhiều căn bệnh lạ, đặc biệt là các bệnh mạn tính không lây nhiễm. Đây là xu thế chung của thế giới, khi mà TPCN đã được công nhận có khả năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính - nguyên nhân chính gây tử vong ở con người những năm gần đây như tim mạch, đái tháo đường, ung thư, xương khớp... Hơn thế nữa, mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, độ tuổi… đều có thể dùng và cần dùng. Do đó, thị trường TPCN bùng nổ là điều tất yếu.
Nhưng có một thực tế là tại các công ty bán hàng đa cấp ở Việt Nam, sản phẩm TPCN chiếm tới hơn 80% và đang len lỏi tại những làng xã, thậm chí vùng sâu vùng xa, nơi mà sự hiểu biết về TPCN và kinh tế còn nhiều hạn chế.
Cần hiểu rõ không phải TPCN nào cũng bán hàng đa cấp. Hiện nay chỉ có một số doanh nghiệp áp dụng phương thức bán hàng đa cấp cho các sản phẩm TPCN như Amway, Vision, Tiens... Vì thế, không thể khẳng định sự bùng nổ của TPCN là do sự phát triển của bán hàng đa cấp. Xin khẳng định lại một lần nữa: Sự phát triển của ngành TPCN ở Việt Nam là xu hướng tất yếu đáp ứng yêu cầu bức thiết của cộng đồng.
Vai trò của hậu kiểm khá quan trọng!
TPCN được người tiêu dùng ưa chuộng bởi hai lý do: An toàn và hiệu quả. Cục ATTP đã kiểm soát hai vấn đề này thế nào, thưa ông?
Tôi cho rằng, Cục ATTP đã kiểm soát tốt sự an toàn của TPCN. Hiện nay, phản ánh những trường hợp sử dụng TPCN có tai biến, sự cố… có tỷ lệ thấp. Các sản phẩm trước khi lưu hành đều được cơ quan Nhà nước kiểm định. Nếu phát hiện có sai phạm ở đâu sẽ xử lý ở đó, thu hồi và tiêu hủy.
Các sản phẩm không đạt chất lượng sẽ bị thu hồi
Về chất lượng TPCN, Cục ATTP có định kỳ giám sát trọng điểm, lấy mẫu kiểm nghiệm và phân tích. Khi phát hiện ra mẫu nào không đạt chất lượng, vi phạm… thì tiến hành thu hồi ngay.
Không giống như thuốc chữa bệnh, dùng TPCN không thể biết ngay được công dụng, có phải vì thế mà một số công ty làm liều cho tân dược vào TPCN?
Luật An toàn thực phẩm quy định doanh nghiệp sản xuất (hoặc nhập khẩu TPCN) phải tự chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình. Cục ATTP chỉ xác nhận bản công bố/bản khai của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần khai báo sản xuất sản phẩm theo quy chuẩn nào đó và sau đó tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về sản phẩm ấy.
Điều này là có nhưng chỉ cá biệt. Các kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm những năm gần đây cho thấy, sai phạm này thường tập trung ở nhóm sản phẩm TPCN dành riêng cho nam giới, hay còn gọi là nhóm sản phẩm tăng cường sinh lực cho đàn ông. Hiện nay, chúng tôi đã tăng cường kiểm soát chặt chẽ nhóm sản phẩm này.Vậy còn giá sản phẩm TPCN thì sao? Ai cũng kêu giá quá đắt.
Đây là vấn đề khó. Hiện nay, Luật An toàn thực phẩm không quy định TPCN là hàng phải bình ổn giá hay Nhà nước phải quản lý giá. Giá sản phẩm do tự doanh nghiệp quyết định. Nếu người dân thấy đắt, không hợp lý thì không mua.
Dường như doanh nghiệp đăng ký sản xuất TPCN quá dễ dàng. Liệu có cần những tiêu chuẩn cụ thể trước khi cấp phép như con người được đào tạo đúng chuyên ngành, công nghệ tiên tiến và đặc biệt phải có nguồn nguyên liệu ổn định không, thưa ông?
TPCN không phải là thuốc, yêu cầu không nghiêm ngặt như thuốc. Luật An toàn thực phẩm quy định doanh nghiệp sản xuất (hoặc nhập khẩu TPCN) phải tự chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình. Cục ATTP chỉ xác nhận bản công bố/bản khai của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần khai báo sản xuất sản phẩm theo quy chuẩn nào đó và sau đó tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về sản phẩm ấy.
Thưa ông, vậy thì vai trò hậu kiểm của cơ quan quản lý là vô cùng quan trọng?
Đúng vậy. Cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm tra để phát hiện các doanh nghiệp làm gian dối. Hiện, các đơn vị hậu kiểm lấy mẫu định kỳ, lấy mẫu giám sát trên thị trường. Ngoài ra, khi người tiêu dùng phản ánh sản phẩm này tốt hay không tốt, cơ quan quản lý có trách nhiệm kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử phạt theo đúng Luật định hoặc tước giấy xác nhận công bố, không cho phép sản phẩm lưu hành trên thị trường.
Trân trọng cảm ơn những chia sẻ thẳng thắn của ông!
“Hiện nay, sự phát triển của ngành TPCN Việt Nam đang ở giai đoạn “bùng nổ”. Theo nhận định của tôi, trong vài năm tới, sự phát triển này sẽ chững lại và ổn định bởi sự cân bằng cung cầu. Và khi đó, khi sản phẩm ngày càng nhiều và đa dạng, giá thành cạnh tranh thì sản phẩm nào tốt, giá thành hợp lý sẽ được người tiêu dùng đón nhận. Còn bây giờ, trước khi bỏ tiền mua TPCN, người tiêu dùng nên tham khảo ý kiến của bác sỹ, nếu không cũng phải đọc kỹ, hiểu đúng về sản phẩm mình cần”.
TS. Trần Quang Trung
TS. Trần Quang Trung
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Trò chuyện
Bình luận của bạn