Lấy "máu của cây xanh" từ rau quả, tảo lục và phân tằm

Thực phẩm chức năng diệp lục từ rau xanh, tảo lục Chlorella và phân tằm

Diệp lục - TPCN tự nhiên giúp thải độc, đẹp da, ngừa ung thư

Diệp lục – thải độc và ngăn ngừa ung thư

Rau củ quả - nấu bao lâu là đủ?

Chống ung thư – “uống” rau xanh!

Tảo lục Chlorella

Chlorella là một loại tảo đặc biệt, thường sống ở vùng nước ngọt và có hàm lượng diệp lục (chlorophyll) khá cao (khoảng hơn 28gr/kg). Chlorella giàu protein, vitamin và các khoáng chất, đặc biệt là: Vitamin A, C, B, K, phospho, kẽm, calci, iod, magne, sắt, đồng... Các protein của loài rong này có chứa hầu hết các acid amino cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của con người. Hầu hết các dạng tảo lục đều chứa các lục lạp, bao gồm cả chlorophyll-a và chlorophyll-b khiến chúng có màu xanh lục sáng.

Chlorella có tác dụng cân bằng nội tiết tố, giải độc, tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm viêm, hạ huyết áp và cholesterol xấu một cách an toàn. Hơn nữa, trong Chlorella có chứa một chất tan trong nước được gọi là yếu tố sinh trưởng CFG - một hợp chất gồm các acid amino, protein và acid nucleic có khả năng phòng bệnh viêm loét dạ dày, phục hồi sức khỏe...

Trên thị trường có rất nhiều thực phẩm chức năng diệp lục dạng bột hoặc viên nén

Tảo Chlorella thường được sử dụng để làm chlorophyllin, nên ngoài việc tiêu thụ các loại tảo, bạn cũng có thể uống bổ sung chiết xuất diệp lục trong các loại thực phẩm chức năng (TPCN). Liều uống bổ sung chlorophyllin khuyến cáo vào khoảng 100 - 300mg/ngày (thường chia thành 3 liều) mang lại hiệu quả phòng bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh mà ít tác dụng phụ.

Rau xanh cung cấp diệp lục dồi dào

Ngoài tảo lục thì rau xanh cũng là nguồn cung cấp diệp lục dồi dào. Dưới đây là một số loại rau xanh dễ dàng kết hợp trong mọi chế độ ăn uống để bạn có thể trải nghiệm được tất cả những lợi ích diệp lục mang lại:

Đối với các loại rau lá xanh đậm như rau cải, rau diếp, tỷ lệ lý tưởng nhất trong bữa ăn mỗi ngày là bạn nên tiêu thụ 5 - 7 phần rau cùng với 3 - 5 phần thịt cá. Để giữ lại tỷ lệ chất diệp lục nhiều và tốt nhất, bạn nên dùng rau tươi (không nên sử dụng rau qua rã đông) để ăn sống hoặc nấu với nhiệt độ thấp.

Cỏ linh lăng và phân tằm

Chất diệp lục cũng được chiết xuất từ cỏ linh lăng và được các nhà sản xuất TPCN cung cấp ra thị trường ở dạng nước uống

Loại cỏ này có nguồn gốc từ các vùng cao khô ráo ở Tây Á. Người Ba Tư cổ được coi là người đầu tiên trồng cỏ linh lăng, vì vậy nó có tên Latin là “Medicago sativa” có nghĩa là “được gây mầm bởi người Medians”. Cái tên Linhlawng bắt nguồn từ tiếng Ả Rập, “al-fac-facah” nghĩa là “cha của tất cả các loài thực phẩm”.

Phân tằm mang lại giá trị kinh tế cao

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã chiết xuất được chất diệp lục từ phân tằm. So với phương pháp chế diệp lục cổ điển là dùng lá của các loài thực vật, phương pháp này đỡ tốn kém hơn nhiều và có năng suất cao: Cứ 20kg phân tằm có thể thu được 1kg chất diệp lục.

Lưu ý:

Diệp lục có thể tương tác với thuốc làm tăng độ nhạy cảm với ánh sáng Mặt trời (thuốc photosensitizing). Điều này có nghĩa là sự kết hợp này có khả năng khiến bạn bị bỏng khi tiếp xúc với ánh nắng.

Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, nên cẩn trọng khi sử dụng TPCN bổ sung diệp lục.

Đối với các sản phẩm chlorophyllin bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia sức khoẻ, bác sỹ trước khi sử dụng.

Biết Tuốt H+ (Theo Dr.Axe)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất