Sả là loại gia vị có nhiều công dụng cho sức khỏe
Muốn mua rau an toàn tại Hà Nội thì vào đây!
Món ngon đầu tuần: Cá bạc má hấp sả
Cách làm chả tôm cá bọc sả kiểu Indonesia
Cách nhận biết rau củ bị "ngậm" thuốc kích thích
Dưới đây là 10 lợi ích sức khỏe kỳ diệu từ cây sả:
1. Giúp tiêu hóa tốt
Catherine Lancri - chuyên gia điều trị bằng thảo dược cho biết: Sả có tác dụng chống co thắt dạ dày ruột, làm giảm các rối loạn tiêu hóa.
Giảm đau bụng và đầy hơi: Hòa 1 thìa cà phê lá sả đã thái nhỏ vào trong một chén nước sôi. Sau khi hãm vài phút, chắt lấy nước uống. Nên uống sau bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa.
Trị tiêu chảy: Rễ sả 10gr, búp ổi 8gr, củ riềng già 8gr, thái nhỏ, sao qua, sắc đặc uống.
Trà từ cây sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn,...
2. Giảm đau khớp
Sả được dùng dưới dạng thuốc đắp hoặc tinh dầu pha loãng có tác dụng giảm đau khớp, thấp khớp do tác dụng kháng viêm. Ngoài ra sả còn được dùng để điều trị bong gân.
Nhỏ 10 giọt tinh dầu sả, rồi thêm 2 thìa dầu thực vật (như dầu olive), khuấy đều sau đó cho vào chai, dùng xoa bóp các chỗ đau. Dạng thuốc đắp có thể thấm thuốc vào miếng vải và đặt ngay trên chỗ đau.
Hỗn hợp tinh dầu sả giúp giảm đau khớp
3. Xua đuổi muỗi
Muỗi rất sợ mùi sả. Bởi vậy, để tránh muỗi đốt, bạn có thể trồng cây sả xunh quanh nhà để đuổi muỗi, hoặc sử dụng tinh dầu sả để đốt hoặc chế thành dung dịch dạng xịt để xịt lên quần áo, tay chân... Không chỉ giúp đuổi muỗi, sả còn là nguyên liệu trong một số loại thuốc diệt côn trùng.
Có thể dùng tinh dầu sả để đuổi muỗi
Xem thêm cách dùng tinh dầu sả đuổi muỗi, phòng tránh virus Zika.
4. Trị ho, sốt, cảm cúm
Sả có tác dụng giảm sốt, trị ho do cảm cúm nhờ tác dụng kháng khuẩn.
Trị ho do cảm lạnh, cảm cúm: Củ sả 40gr, gừng tươi 40gr. Hai thứ rửa sạch, giã nát, nấu với 650ml nước, sôi khoảng 10 phút, bỏ bã, thêm đường vào nấu cô đặc lại, ngậm nuốt dần trong ngày.
Trị cảm sốt do phong hàn, nhức đầu, không ra mồ hôi: Lá sả, lá chanh, lá bưởi, hương nhu, húng chanh, bạc hà, ngải cứu, kinh giới… một lần dùng 4 – 6gr mỗi loại, nấu nước xông cho ra mồ hôi.
Sả có tác dụng chống cảm cúm, sốt
5. Tốt cho hệ thần kinh, dễ ngủ
Nếu bạn bị mệt mỏi, stress, lo âu, khó ngủ thì một nồi nước lá xông có chứa: Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu và vài củ tỏi sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, thư thái hơn.
6. Ngăn ngừa ung thư
Theo kết quả của một số nghiên cứu thì hợp chất citral có trong sả giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Các chuyên gia khuyến cáo nên cho sả vào thức ăn hoặc giã sả vắt nước cho thêm nước uống như trà. Một số nghiên cứu cũng cho thấy cứ 100gr sả thì có chứa đến 24,205 microgam beta-carotene, những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
Uống nước sả tươi làm cho tế bào ung thư bị tiêu hủy. Với những người đang chữa bệnh bằng tia xạ thì mỗi ngày uống 8 ly cây sả tươi hãm với nước sôi giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư tái phát.
Uống sả tươi hãm với nước sôi (trà sả) giúp ngăn ngừa ung thư
7. Giải độc hiệu quả
Sả giúp tăng cường số lượng và tần suất việc đi tiểu, giúp gan, đường tiêu hóa, thận, tuyến tụy và bàng quang luôn sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách loại bỏ những những độc tố không mong muốn và acid uric. Chính vì thế, sả được nhiều người sử dụng để giải độc trong cơ thể.
Giải độc rượu: Dùng 1 bó sả giã nát, thêm nước lọc, gạn lấy 1 chén, uống hết. Người say rượu uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.
Tác động giải độc rượu bia của sả
8. Chống khuẩn
Trong sả có chứa các thành phần như methyl eugenol và một số chất khác có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Do đó, sử dụng sả giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng ở vết thương, ruột kết, niệu đạo, bàng quang, dạ dày, thành ruột, tuyến tiền liệt...
9. Giảm huyết áp
Tinh chất có trong xả sẽ giúp giảm huyết áp hiệu quả. Nó làm tăng tuần hoàn máu và ổn định huyết áp. Các chuyên gia khuyên rằng, khi huyết áp tăng, bạn uống một cốc trà sả sẽ giúp huyết áp hạ xuống đáng kể.
10. Làm đẹp da, tóc
Sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì tinh dầu sả có tính năng giảm mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và mô trong cơ thể. Ngoài ra, phụ nữ nấu nước sả để gội đầu còn giúp trơn bóng, sạch gầu, ít rụng tóc và có thể tránh được một số bệnh về tóc.
Bình luận của bạn