Hàng năm có trên 40.000 người chết vì ngộ độc rau củ
Vì sao không nên ăn rau sống, uống nước lạnh?
Ăn rau bẩn: Thủ phạm dẫn đến vô sinh?
Nhiều nông sản bẩn “đội lốt” an toàn
Hãi hùng rau được trồng với "công nghệ" siêu bẩn
Trước những thông tin về rau phun thuốc kích thích và nhiễm độc, chị Lan (Cầu Giấy, Hà Nội) tỏ ra lo lắng: “Mỗi lần mua rau về ăn, tôi cảm thấy rất bất an và rất lo lắng cho sức khỏe của cả nhà, nhất là con cái. Hệ miễn dịch của trẻ yếu hơn người lớn rất nhiều nên rất dễ bị nhiễm độc. Bình thường, tôi vẫn mua rau ở các cửa hàng rau sạch, đắt hơn một tí nhưng an toàn. Song thời gian gần đây, đọc báo, thấy nhiều cửa hàng này cũng trà trộn rau nọ, rau kia vào để tăng lãi xuất nên thực sự bây giờ chả biết đường nào mà lần”.
Đáp lại những băn khoăn của các bà nội trợ, TS. Nguyễn Duy Thịnh - Nguyên cán bộ Viện Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội đã có nhiều chia sẻ về những tiêu chí để nhận biết rau xanh “ngậm” hóa chất và thuốc kích thích.
Theo ông, “rau có ‘ngậm’ thuốc kích thích rất khó nhận biết bằng mắt thường, nhưng nếu thấy có những biểu hiện bất thường về màu sắc tự nhiên, hình dạng của rau thì người tiêu dùng nên cảnh giác. Ví dụ rau có sử dụng nhiều kích thích sinh trưởng mọc nhanh thường có màu xanh nhạt hơn bình thường, hoặc những loại rau có kích thước to hơn hoặc nhỏ hơn bình thường cũng có khả năng bị nhiễm hóa chất”.
Rau bí nhiễm thuốc non mơn mởn hết cả đoạn dài được cắt thành bó, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ
Vẫn theo Tiến sỹ Thịnh, khi mua rau, bạn nên mua rau ở những nơi quen biết, có nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời, đối với những loại rau nhiều lá như rau ngót, rau cải, rau mồng tơi… sau khi mua rau về nên ngâm và rửa nhiều lần với nước sạch để giảm lượng hóa chất nếu có, hoặc loại bỏ ký sinh trùng trú ngụ trong rau. Với các loại củ, quả có vỏ như khoai tây, su hào, bí… mặc dù khả năng bị nhiễm hóa chất có thể ít hơn nhưng trước khi chế biến món ăn nên gọt sạch vỏ để đảm bảo an toàn hơn.
Mẹo chọn rau an toàn:
Loại rau |
Rau sạch |
Rau “ngậm” thuốc kích thích |
Giá đỗ |
Giá có màu trắng nhạt, thân và rễ dài, khó gãy. Giá đỗ sạch có phần lá mở ra hoặc nhìn từ ngoài sẽ lấy mầm lá nhú màu vàng hoặc màu xanh. |
Giá đỗ có màu trắng tinh, thân tròn lẳn, ít rễ trông khá bắt mắt. Giá ngâm hóa chất có 2 hạt mầm đóng chặt với nhau. Loại giá này khi xào sẽ có nước đục, ăn không ngon và dễ gây độc hại. |
Rau muống |
Rau muống sạch khi hái thường bị nhựa dính vào tay có màu đen, thân rắn chắc, lá có xanh tự nhiên, có đốm sâu, ngọn nhỏ. |
Rau muống bị bón nhiều phân thường có thân to, mập hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen, khi hái rau không có nhựa dính. Khi luộc, nước rau lúc nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen, rau có vị chát. |
Rau bí |
Rau bí sạch thường chỉ có 3 đến 4 lá trên ngọn, lá có màu xanh nhạt, thân rắn chắc, nhiều lồng tơ. |
Rau bí nhiễm thuốc non mơn mởn hết cả đoạn dài được cắt thành bó, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ. |
Rau cải |
Rau cải sạch thân thường rắn, lá xuất hiện nhiều đốm sâu. |
Rau cải có hóa chất sẽ có thân mọng nước, chắc mập, bóp tay vào phần thân mềm dễ dập, lá xanh mướt, không có đốm sâu nào. |
Rau mồng tơi |
Rau mồng tơi sạch có thân vừa phải, lá nhỏ và hơi mỏng, xanh nhưng không bóng mượt, thỉnh thoảng có đốm sâu. |
Rau mồng tơi ngậm hóa chất có lá óng, mướt, mang màu xanh thiếu ánh sáng, ngọn vươn dài, mẫm mụp, không sâu bệnh. |
Mướp đắng |
Mướp đắng sạch, an toàn có kích thước vừa phải, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti, quả dáng dài. |
Những quả mướp đắng to, màu xanh đậm, mướt mát, thân phình to, da láng bóng có thể bị nhiễm thuốc kích thích sinh trưởng. |
Các loại quả đậu (đậu đũa, đậu Hà Lan, đậu ván, đậu cô ve…) |
Đậu sạch thường đanh quả, có vết sâu bệnh, màu xanh tươi, thân mềm, hạt vừa phải. |
Những quả đậu nhìn bề mặt non bóng nhẫy, ít lông tơ, bẻ thấy giòn tan, không có sâu bệnh là loại quả đậu ngậm nhiều hóa chất. |
- Rau bị nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen… từ thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước tưới ô nhiễm từ kênh mương gần các nhà máy công nghiệp hay bón phân rác hay trồng trên đất bị nhiễm có thể dẫn đến các bệnh về đường ruột, gây ngộ độc cấp tính, ung thư, thậm chí tử vong.
- Rau nhiễm nitrate do bón phân đạm quá nhiều hoặc quá gần ngày thu hoạch có thể gây ngộ độc cấp tính và mạn tính cho con người.
- Rau nhiễm ký sinh trùng và vi trùng do người trồng rau bón phân người, phân gia súc hoặc phân rác chưa ủ oai và các loại nước thải sinh hoạt có thể gây ngộ độc mạn tính, thậm chí ngộ độc cấp tính.
Bình luận của bạn