Giảm đau bụng, tức ngực do hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) như thế nào?
Làm sao để giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt?
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt – Vì đâu nên nỗi?
6 dấu hiệu bất thường của hội chứng tiền kinh nguyệt cần chú ý
Giảm khó chịu trước kỳ kinh nguyệt nên ăn và không ăn gì?
Trên thực tế, mặc dù các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) có mức độ nghiêm trọng khác nhau tùy thuộc vào từng người, nhưng bạn vẫn có thể giảm nhẹ các triệu chứng để thoải mái và dễ chịu hơn.
Dưới đây một số vitamin, chất dinh dưỡng và khoáng chất bạn nên tiêu thụ đủ trước và trong suốt chu kỳ hàng tháng của bạn:
Ngay trước thời kỳ ra kinh nguyệt, hãy chú trọng bổ sung magne cho cơ thể. Vì PMS có thể làm tâm trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn cũng như dẫ mất ngủ, đau đầu, nên bổ sung magne sẽ là sự lựa chọn an toàn giúp điều hòa serotonin - chất dẫn truyền thần kinh tốt. Magne cũng rất quan trọng để duy trì các chất dinh dưỡng khác, bao gồm calci và kali.
Thực phẩm chứa nhiều magne điển hình là rau lá xanh đậm và chocolate. Đây cũng chính là lý do giải thích vì sao nhiều phụ nữ thèm ăn chocolate trong kỳ kinh.
Chất xơ
Chị em hãy ăn nhiều rau và ngũ cốc nguyên hạt để tăng lượng chất xơ. Chất xơ rất cần thiết để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đặc biệt trong giai đoạn trước và trong khi ra kinh nguyệt. Đặc biệt, chất xơ có thể giúp chống lại chứng đầy hơi và ổn định đường tiêu hóa bằng cách thúc đẩy nhu động ruột.
Calci
Nhiều chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, calci có thể là một thành phần quan trọng để chống lại các triệu chứng PMS. Một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Everyday Health cho thấy phụ nữ bổ sung calci mỗi ngày trong 3 tháng có mức độ mệt mỏi và rối loạn tâm trạng thấp hơn nhiều so với những phụ nữ không bổ sung calci. Chính vì vậy, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu calci như rau lá xanh đậm, sữa bò, pho mát, sữa hạnh nhân…
Omega-3
Đau bụng là triệu chứng tiền kinh nguyệt thường gặp nhất. Nếu trong bữa ăn hàng ngày, bạn tiêu thụ đủ lượng acid béo omega-3 cần thiết thì những cơn đau bụng có thể giảm tới 40%. Acid béo omega-3 có tác dụng giảm sự tiết hormone trong cơ thể - đây là các hormone làm gia tăng sự co thắt tử cung dẫn đến đau bụng tiền kinh nguyệt. Hơn nữa, acid béo omega-3 cũng có tác dụng giảm lo lắng trong thời kỳ này.
Bạn nên tiêu thụ những thực phẩm giàu omega-3 như: Cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá thu, cá trích… Nếu là người ăn chay, bạn có thể nạp được đủ omega-3 thông qua thực phẩm bổ sung, ăn nhiều hạt chia hoặc hạt lanh.
Vitamin B6
Các vitamin nhóm B đóng một vai trò quan trọng đối với sức khoẻ sinh sản của phụ nữ, đặc biệt là vitamin B6. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí BMJ cho thấy, bổ sung 100mg vitamin B6 mỗi ngày có thể làm giảm các triệu chứng PMS, trong đó có cân bằng cảm xúc và thúc đẩy tâm trạng.
Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ), các thực phẩm nhiều vitamin B6 bạn nên ăn bao gồm đậu, chuối, quả hạch, gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt và quả bơ.
Bình luận của bạn