- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Atisô hỗ trợ chức năng gan và chức năng túi mật
Phẫu thuật cắt túi mật có an toàn không?
Các phương pháp điều trị sỏi mật có triệu chứng
Sỏi mật không triệu trứng: Điều trị thế nào?
Ngăn chặn sỏi mật tận gốc
Các thảo dược hỗ trợ điều trị sỏi mật
Trà xanh (Camelia sinensis): Trà xanh nổi tiếng với tác dụng chống oxy hóa. Lá trà tươi không khó kiếm và cách chế biến đơn giản nhất là pha trà uống. Tuy nhiên, cần lưu ý là trà xanh cũng chứa caffeine – một chất kích thích đã được chứng minh là không có lợi cho người bệnh sỏi mật. Để an toàn, bạn nên tham khảo các sản phẩm chiết xuất từ trà xanh đã được loại bỏ caffeine.
Cây kế sữa (Silybum marianum): Hỗ trợ quá trình thải độc của gan và túi mật. Những người bị dị ứng với cỏ dại phấn hương (ragweed) hoặc có tiền sử ung thư nhạy cảm với nội tiết tố (hormone-sensitive cancers) cần thận trọng khi sử dụng loại thảo dược này.
Atisô (Cynara scolymus): Hỗ trợ chức năng gan và chức năng túi mật. Do khả năng tăng sản xuất dịch mật, atisô có thể kích hoạt các cơn đau và triệu chứng bệnh túi mật nếu đường mật bị tắc. Cần thận trọng khi sử dụng thảo dược này.
Uất kim hỗ trợ chức năng gan, tăng vận động đường mật
Củ nghệ (Curcuma longa): Trong Đông y, nghệ là một vị thuốc có tên là Uất kim. Chiết xuất nghệ chuẩn khoảng 300mg dùng 3 lần mỗi ngày giúp hỗ trợ chức năng gan, tăng tiết dịch mật và tăng vận động đường mật. Tuy nhiên, dùng quá liều sẽ gây loãng máu, vì thế, không nên dùng nghệ nếu đang phải điều trị bằng thuốc chống đông máu.
Hạt quả dành dành (Chi tử): Cùng với Uất kim, chi tử giúp tăng cường đào thải sắc tố mật gây vàng da (bilirubin). Nghiên cứu cho thấy các hoạt chất trong chi tử làm tăng lượng chất chống oxy hóa trong gan, giúp giảm men gan và lợi mật.
Nhân trần Bắc: Gan có khỏe thì mật mới được lợi. Nhân trần Bắc giúp tăng cường chức năng thải độc của gan, bảo vệ tế bào gan và thúc đẩy sản xuất dịch mật.
Diệp hạ châu bảo vệ tế bào gan, tăng cường chức năng gan
Diệp hạ châu: Theo nghiên cứu, Diệp hạ châu có tác dụng khôi phục và tăng cường chức năng gan, bảo vệ các tế bào gan từ đó tăng cường sức khỏe đường mật.
Lưu ý khi sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị sỏi mật
Gọi là thảo dược nhưng không nhất thiết bạn phải dùng cây cỏ tươi. Thảo dược có thể được bào chế ở dạng khô (viên nang, bột, trà), cao, glycerites (chiết xuất glycerine) hoặc cồn thuốc (chiết xuất cồn).
Trừ khi có hướng dẫn khác từ bác sỹ, bạn chỉ nên dùng thảo dược dạng trà với liều lượng khoảng 1 muỗng cà phê với một cốc nước nóng. Nếu thảo dược là lá hoặc hoa, nên ngâm trong 5 – 10 phút, nếu là rễ, nên ngâm 10 – 20 phút. Uống 2 – 4 cốc mỗi ngày. Bạn có thể sử dụng cồn thuốc đơn lẻ hoặc kết hợp. Người có tiền sử nghiện rượu không nên dùng cồn thuốc.
Nếu có ý định sử dụng thảo dược để hỗ trợ điều trị sỏi mật, cần tham vấn ý kiến bác sỹ trước, đặc biệt là phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
**Thông tin bài viết được tham khảo từ website của Đại học Trung tâm y khoa Maryland.
Kim Chi H+
Bình luận của bạn