Phẫu thuật cắt túi mật có an toàn không?

Phẫu thuật nội soi cắt túi mật

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi mật

Chế độ ăn uống cho bệnh túi mật

Chế độ ăn phòng ngừa sỏi mật

Viêm tụy cấp: Biến chứng nguy hiểm của sỏi mật

Cắt túi mật là một trong các loại phẫu thuật phổ biến nhất được thực hiện trên phụ nữ. Thậm chí, phụ nữ mang thai cũng có thể thực hiện được phẫu thuật này mà không ảnh hưởng đến em bé. Lợi thế chính của phẫu thuật cắt túi mật là loại bỏ hoàn toàn sỏi mật và ngăn ngừa ung thư túi mật.

Mổ mở và mổ nội soi

Cắt bỏ túi mật qua vết rạch rộng 15 – 20cm hoặc nhỏ hơn (5 – 7,5cm) được gọi là mổ mở.

Ngày nay, phẫu thuật nội soi được sử dụng rộng rãi hơn. Ca nội soi túi mật đầu tiên trên thế giới được thực hiện từ năm 1987 và ngày càng được ứng dụng phổ biến trong điều trị sỏi mật, kể cả các trường hợp sỏi không gây viêm hoặc không có triệu chứng.

Cắt túi mật nội soi được ưa chuộng không chỉ bởi vết mổ nhỏ, ít gây đau hơn so với mổ mở mà còn bởi nó ít biến chứng hơn, người bệnh có thể xuất viện và sinh hoạt bình thường trở lại ngay sau đó. Thời gian hồi phục sau phẫu thuật nội soi cũng ngắn hơn so với mổ mở.

Mặc dù chi phí cho mổ nổi soi cao hơn so với mổ mở nhưng thời gian nghỉ hồi phục sau phẫu thuật thấp hơn nên tổng số tiền người bệnh bỏ ra chưa chắc đã cao hơn.

Tuy nhiên, vẫn có một số chuyên gia tin rằng mổ mở vẫn có nhiều lợi thế hơn so với phương pháp nội soi, chẳng hạn:

- Thời gian thực hiện nhanh hơn;

- Nguy cơ chấn thương ống mật thấp hơn và biến chứng an toàn hơn.

 - Cắt túi mật qua đường rạch nhỏ cho thời gian phẫu thuật ngắn nhất với chi phí thấp nhất.

Mỗi người bệnh sẽ phù hợp hơn với một phương pháp phẫu thuật, tùy theo đánh giá và chỉ định của bác sỹ.

Ai nên phẫu thuật cắt túi mật?

- Có các triệu chứng sỏi mật từ nghiêm trọng đến ít nghiêm trọng 

- Đã từng điều trị sỏi ống mật chủ bằng nội soi cắt cơ thắt (endoscopic sphincterotomy).

- Bị sưng hoặc viêm túi mật

- Viêm tụy thứ phát do sỏi mật

- Có nguy cơ cao bị ung thư túi mật, chẳng hạn như người bị bất thường tại ngã ba tuy mật hoặc bị vôi hóa túi mật.

- Bị bệnh viêm túi mật mạn tính acalculous (còn gọi là rối loạn vận động đường mật), trong đó túi mật không thể làm rỗng thường xuyên gây ra các cơn đau quặn mật, mặc dù không có sỏi mật.

- Phụ nữ mang thai có sỏi mật hoặc từng gặp các triệu chứng của sỏi mật cũng nên phẫu thuật cắt túi mật.

Thời gian thực hiện phẫu thuật cắt túi mật

Phẫu thuật cắt túi mật có thể được thực hiện trong vòng vài ngày đến vài tuần sau khi nhập viện do sỏi mật tấn công, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

- Cắt túi mật khẩn cấp trong vòng 24 – 48 tiếng thực hiện trên khoảng 20% bệnh nhân viêm túi mật cấp tính, người bệnh có dấu hiệu thủng hoặc nhiễm trùng lan rộng.

- Trước đây, tiêu chuẩn phẫu thuật là khoảng 6 – 12 tuần sau khi nhập viện. Tuy nhiên, các chuyên gia hiện nay gợi ý rằng bệnh nhân cần phẫu thuật sớm (72 – 96 giờ sau khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện) sẽ có ít biến chứng sơn so với những người trì hoãn phẫu thuật.

Cắt bỏ túi mật là một thủ tục an toàn, ít biến chứng và tỷ lệ tử vong rất thấp (ngay cả ở những người cao tuổi, tỷ lệ tử vong chỉ khoảng 0,7 - 2%).

**Thông tin bài viết được tham khảo từ website của Đại học Trung tâm y khoa Maryland.

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa