- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
80% số trường hợp sỏi mật không biểu hiện triệu chứng
"Bầu bí" còn mắc sỏi mật, phải làm sao?
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi mật
Chế độ ăn uống cho bệnh túi mật
Sỏi mật, khi nào cần phẫu thuật?
Bất kỳ viên sỏi nào cũng có thể gây tắc nghẽn đường mật và dẫn đến các cơn đau đột ngột ở hạ sườn phải, đau lưng, đầy hơi, khó tiêu, ớn lạnh… Một viên sỏi mật rất nhỏ (dưới 5mm) cũng có thể gây viêm tụy cấp – một tình trạng nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Sỏi mật hầu như không bao giờ tự biến mất, trừ khi chúng hình thành trong một hoàn cảnh đặc biệt, chẳng hạn như mang thai hoặc giảm cân đột ngột. Ước tính có khoảng 25% số trường hợp sỏi mật không triệu chứng sẽ phát triển triệu chứng trong vòng 10 năm. Vì vậy, việc quản lý sỏi mật từ khi nó chưa biểu hiện triệu chứng là rất cần thiết.
Theo American College of Physicians, khi một người bị sỏi mật không có triệu chứng, việc điều trị bằng phẫu thuật hoặc không phẫu thuật đều mang lại nhiều nguy cơ hơn là lợi ích. Vì vậy, trong trường hợp này, các chuyên gia khuyến cáo điều trị bảo tồn (expectant management).
Sỏi mật không triệu chứng đôi khi cũng gây đau hoặc các biến chứng nghiêm trọng cần được điều trị. Một số nghiên cứu cho thấy độ tuổi của người bệnh vào thời điểm được chẩn đoán sỏi mật là một yếu tố xác định xác suất phải cắt túi mật trong tương lai:
- Chẩn đoán sỏi mật ở tuổi 70: Nguy cơ phẫu thuật cắt túi mật trong tương lai là 15%.
- Chẩn đoán sỏi mật ở tuổi 50: Nguy cơ phẫu thuật cắt túi mật trong tương lai là 20%.
- Chẩn đoán sỏi mật ở tuổi 40: Nguy cơ phẫu thuật cắt túi mật trong tương lai là 30%.
Điều trị sỏi mật không triệu chứng tùy thuộc vào kích thước sỏi, tình trạng túi mật và nhiều yếu tố khác
Sỏi mật không triệu chứng: Khi nào cần cắt túi mật?
Phẫu thuật cắt túi mật được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Sỏi mật có đường kính lớn hơn 2cm;
- Mất chức năng hoặc bị vôi hóa (sứ hóa) túi mật và có nguy cơ cao bị ung thư túi mật.
- Bị tổn thương tủy sống hoặc bệnh thần kinh cảm giác (sensory neuropathies) ảnh hưởng đến vùng bụng.
- Mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm không phân biệt được giữa cơn đau bình thường với cơn đau do viêm túi mật.
- Những người có nguy cơ cao gặp biến chứng sỏi mật, bao gồm:
+ Bị xơ gan
+ Bị tăng huyết áp kịch phát
+ Trẻ em
+ Bị đái tháo đường có triệu chứng nhẹ
Người bị vôi hóa hoặc sứ hóa túi mật cũng nên phẫu thuật cắt túi mật bởi họ có nguy cơ ung thư túi mật cao hơn 25%. Tham vấn ý kiến bác sỹ để tìm được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Kim Chi H+ (Theo Medscape)
Bình luận của bạn