Ngăn chặn sỏi mật tận gốc

Sỏi mật là một bệnh phổ biến ở túi mật

Viêm tụy cấp: Biến chứng nguy hiểm của sỏi mật

Phân biệt các loại sỏi mật

Những điều cần biết về bệnh sỏi mật

Ăn đúng cách cho túi mật khỏe mạnh

Bệnh sỏi mật có thể diễn biến âm thầm và không ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Tuy nhiên, nếu viên sỏi qua lớn, nó có thể cản trở sự lưu thông của dịch mật gây đau đớn, thậm chí đe dọa cuộc sống của người bệnh, buộc phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật.

Các triệu chứng của sỏi mật bao gồm:
- Đau bụng, chủ yếu ở bụng trên bên phải
- Buồn nôn, nôn mửa
- Ăn mất ngon

Chế độ ăn phòng ngừa bệnh sỏi mật

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh sỏi mật. Các chuyên gia tiêu hóadinh dưỡng tại Đại học Trung tâm Maryland (Mỹ) khuyến cáo chế độ dinh dưỡng phòng ngừa sỏi mật bao gồm:

Chất béo

Mặc dù các chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa (saturated fats, có trong các loại thịt, bơ và các sản phẩm động vật khác) đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ sỏi mật và các cơn đau do sỏi mật nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất béo không bão hòa đơn (monounsaturated fats, có trong dầu hạt cải canola, dầu hạt lanh, dầu cá) lại làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Dầu cá đặc biệt hữu ích ở những người mắc sỏi mật do có nồng độ chất béo trung tính cao, vì nó cải thiện chức năng co bóp và tiết dịch của túi mật.

Chất xơ

Chế độ ăn nhiều chất xơ (rau, củ, quả, hạt) làm giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật và nhiều bệnh khác.

Các loại hạt tốt cho sức khỏe túi mật bao gồm: Lạc (đậu phộng), hạt cây như óc chó và hạnh nhân… Trái cây và rau không chỉ giúp phòng bệnh sỏi mật mà còn hỗ trợ điều trị bệnh, giúp bệnh nhân không phải cắt bỏ túi mật.

Ăn nhiều chất xơ giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật

Ít đường

Ăn quá nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật bởi đây là nguyên nhân hàng đầu gây béo phì. Chế độ ăn uống có nhiều chất carbohydrates (chẳng hạn như mì ống, bánh mì, gạo lứt, khoai tây, khoai lang…) cũng không có lợi cho túi mật bởi trong cơ thể, carbohydrates được chuyển hóa thành đường.

Đồ uống có cồn

Một vài nghiên cứu đã cho thấy nguy cơ sỏi mật thấp hơn nếu tiêu thụ lượng rượu/bia vừa phải. Ngay cả một lượng rượu nhỏ (một cốc nhỏ 30ml/ngày) cũng làm giảm tới 20% nguy cơ mắc bệnh sỏi mật ở phụ nữ. Lượng rượu vừa phải (1 – 2 cốc mỗi ngày) vừa phòng bệnh túi mật, vừa bảo vệ tim mạch. Điều quan trọng là không nên lạm dụng rượu bia và những người có bệnh gan, phụ nữ mang thai không nên sử dụng đồ uống có cồn.

Cà phê

Nghiên cứu chot hấy uống cà phê mỗi ngày có thể giảm nguy cơ sỏi mật. Chất caffeine trong cà phê được cho là có thể kích thích sự co bóp của túi mật và giảm nồng độ cholesterol trong mật (thành phần chủ yếu của viên sỏi). Tuy nhiên, các đồ uống chứa caffeine khác, như soda hoặc trà, không mang lại lợi ích tương tự.

Phòng ngừa sỏi mật trong quá trình giảm cân

Bên cạnh thừa cân, béo phì thì việc thay đổi cân nặng quá nhanh chóng cũng có thể khiến túi mật gặp rắc rối.

Duy trì cân nặng ở mức bình thường và tránh giảm cân nhanh chóng là chìa khóa để giảm nguy cơ sỏi mật. Thuốc ursodiol (còn gọi là ursodeoxycholic acid, hay Actigall) sẽ làm chậm tốc độ giảm cân. Orlistat (Xenical) - một loại thuốc để điều trị béo phì, có thể chống lại sự hình thành sỏi mật trong quá trình giảm cân bởi nó làm giảm acid mật cũng như các thành phần khác tham gia vào sản xuất sỏi mật.

**Thông tin bài viết được tham khảo từ website của Đại học Trung tâm y khoa Maryland.

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa