Cây cơm cháy giúp chữa cảm cúm, cảm lạnh, phòng ngừa ung thư
Cam, chanh giúp ngăn chặn mắc bệnh liên quan tới chứng béo phì?
Bạn đã biết cách làm mứt từ quả Phật thủ chưa?
Vitamin C bảo vệ cơ thể như thế nào?
Làm sao để "cầm chân" các căn bệnh?
Theo Lương y Vũ Văn Sử - Hội Y học Cổ truyền Việt Nam, cây cơm cháy (Elderberry hay Sambucus) còn có nhiều tên gọi khác như: Cây sóc địch, cây thuốc mọi, tiếp cốt thảo... Cây mọc hoang ở miền núi, ven suối, bờ khe. Đây là cây thân xốp sống nhiều năm, cao tới 3m, lá mềm, mọc đối, hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm, quả có thể ăn được. Bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây cơm cháy là lá, vỏ cây, hoa và quả. Có thể thu hái lá và vỏ quanh năm, nhưng hoa và quả phải thu hái vào mùa Hè và mùa Thu.
Trong các bài thuốc dân gian, cây cơm cháy với vị chua, tính ấm, được sử dụng trừ phong thấp, đau nhức, bong gân, gãy xương, hoạt huyết tán ứ, kiết lỵ, hoàng đản, viêm khí quản mạn, phong chẩn, mụn nhọt lở loét, ngã chấn thương... Lá cây cơm cháy còn được dùng để nấu nước tắm cho sản phụ.
Hoa và quả cây cơm cháy
Hoa cơm cháy có chứa khoảng 0,3% một loại dầu thiết yếu bao gồm các acid béo tự do và ankan. Ngoài ra, hoa cơm cháy còn chứa các triterpenes alpha, beta-amyrin, acid ursolic, acid oleanolic, betulin, acid betulinic... Quả cơm cháy chứa quercetin, kaempferol, rutin, acid phenolic và anthocyanins. Cơm cháy cũng chứa flavonoid có đặc tính chống oxy hóa và anthocyanidins - hợp chất hóa học có tác dụng immunostimulant (chất kích thích miễn dịch).
Quả cơm cháy tươi 80% là nước phần trăm, 18% là carbohydrate, ít hơn 1% là chất đạm và chất béo. Cây cơm cháy có hàm lượng cao các vitamin A, C, B6, sắt, kali và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác.
Tìm hiểu thêm tác dụng của cây cơm cháy trong infographic dưới đây:
Bình luận của bạn