Chứng cong vẹo cột sống là bệnh lý thường gặp
Làm gì khi bị cong vẹo cột sống?
Cứ 5 học sinh TP.HCM hơn 1 em bị vẹo cột sống
Bị loãng xương: Dễ lưng còng, cong vẹo cột sống!
Cách chữa cong vẹo cột sống cho bé gái?
Vì sao trẻ sớm thành "ông còng", "bà còng"?
Tiến sỹ, bác sỹ Manny Alvarez - Trưởng ban biên tập Chuyên mục Sức khỏe của hãng tin Foxnews (Mỹ), trả lời:
Chào bạn!
Cong vẹo cột sống là trình trạng cong của cột sống sang phía bên của trục cơ thể và vẹo xoay của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang. Nhiều người cho rằng vẹo cột sống là tình trạng chỉ xảy ra trong thời niên thiếu, tuy nhiên, thực tế nó vẫn có thể phát triển ở tuổi trưởng thành.
Có hai dạng vẹo cột sống ở người lớn là vẹo cột sống do thoái hóa và vẹo cột sống vô căn. Tình trạng vẹo cột sống do thoái hóa xảy ra khi bệnh nhân bị vẹo cột sống lần đầu ở tuổi trưởng thành. Dạng vẹo cột sống này thường xảy ra sau độ tuổi 50 do thoái hóa đĩa đệm, viêm khớp hoặc thoái hóa cột sống.
Một dạng khác được gọi là vẹo cột sống vô căn và là tình trạng cong vẹo diễn ra từ thời niên thiếu và tiến triển cho đến khi trưởng thành. Không giống như vẹo cột sống thoái hóa, vẫn chưa có nguyên nhân chính xác gây ra vẹo cột sống vô căn. Một số chuyên gia đặt ra giả thiết rằng các yếu tố như di truyền, cơ bắp yếu hoặc sự phát triển bất thường của xương có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Người bình thường và của người bị cong vẹo cột sống
Ở người lớn, vẹo cột sống thoái hóa hoặc vô căn có thể biểu hiện thành một số triệu chứng.
“Thường một số bệnh nhân sẽ cho rằng họ cảm thấy vai không đều, nghiêng hẳn sang một bên hoặc họ cảm thấy như có một cái bướu trên lưng”, Han Jo Kim – bác sỹ phẫu thuật cột sống tại Bệnh viện Phẫu thuật Đặc biệt ở New York nói.
Thông thường, vẹo cột sống không gây đau, song ở một số trường hợp có thể dẫn đến đau cơ, đau chân do dây thần kinh bị ảnh hưởng. Bệnh nhân cũng có thể gặp phải những vấn đề ở hệ tiêu hóa như đường ruột, bàng quang cũng do tổn thương dây thần kinh ở cột sống.
Trong những trường hợp hiếm gặp, chứng vẹo cột sống có thể gây khó thở do độ cong ngang của cột sống làm thay đổi hình dạng của lồng ngực và cơ hoành, từ đó làm giảm đáng kể thể tích phổi.
Thông thường, tất cả các triệu chứng này có thể được điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật như dùng vật lý trị liệu, thuốc chống viêm… Phẫu thuật được coi như phương pháp điều trị cuối cùng.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Ông cũng đảm nhiệm vai trò là Trưởng bộ môn Sản phụ khoa và Khoa học sinh sản tại Trung tâm Y khoa, Đại học Hackensack (Mỹ) từ năm 1996. Ngoài ra, ông còn tham gia giảng dạy tại Đại học Y New York.
TS.BS Alvarez là thành viên tích cực của Hội Chăm sóc trước sinh, Viện Siêu âm Hoa Kỳ, Hội Truyền máu và Cấy ghép tủy…
Năm 2004, TS.BS Alvarez được nhận danh hiệu “Man of the year” (Người đàn ông của năm) do New Jersey SEEDS – một tổ chức giáo dục – bình chọn
Bình luận của bạn