Nước mắm giả, mì chính rởm đe doạ sức khoẻ người dân như thế nào?
2,5 tấn mì chính giả từ Lào về Việt Nam
Cái chết thật từ bột ngọt giả: Làm sao để phân biệt thật - giả?
Mì chính nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ có thai
Mì chính giả xuất xứ từ Trung Quốc lại vào Việt Nam
Theo thông tin từ phía cơ quan chức năng, khoảng 18h ngày 10/1, Phòng Cảnh sát Kinh tế (Đội chống hàng giả) đã phối hợp với Phòng bảo vệ chính trị - Công an TP. Hà Nội làm việc tại khu vực đê sông Đáy, địa phận xã Cao Dương (huyện Thanh Oai, Hà Nội) phát hiện đối tượng Trần Văn Lập (SN 1966, xóm Liên Thành, thôn Mã Kiều, xã Phương Trung, Thanh Oai, Hà Nội) đang chở 2 bao tải dứa trên xe máy có nhiều biểu hiện nghi vấn.
Qua kiểm tra, cơ quan chức năng thu giữ: 105 gói bột ngọt (mì chính) nhãn hiệu Ajinomoto và 100 gói bột ngọt nhãn hiệu Miwon đều là hàng giả.
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an Hà Nội đã tiến hành khám xét chỗ ở của Trần Văn Lập và thu giữ thêm: Hàng trăm gói mì chính và bột giặt, 500kg bột ngọt do Trung Quốc sản xuất, 4.000 vỏ bao bì cùng nhiều công cụ phục vụ việc sản xuất hàng giả như máy dán nhiệt, cân đĩa, máy đóng hạn sử dụng; Nhiều vỏ chai, thùng nước mắm giả nhãn hiệu nổi tiếng cùng các vật liệu, dụng cụ dùng pha chế, sản xuất nước mắm giả…
Đối tượng thừa nhận hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả của mình với thủ đoạn nhập nguyên liệu, bao bì giả mang các thương hiệu nổi tiếng do Trung Quốc sản xuất về làm giả rồi đem tiêu thụ tại 5 cửa hàng tạp hóa quanh địa bàn Hà Nội.
Sau đó, lực lượng chức năng đã thu giữ 461 gói bột ngọt, mì chính giả của 5 cửa hàng trên địa bàn huyện Chương Mỹ và địa bàn huyện Ứng Hòa TP. Hà Nội do đối tượng Phạm Văn Lập sản xuất. Hiện cơ quan CQĐT (PC46) đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án.
Đây không phải là vụ bắt hàng giả đầu tiên trong năm 2016, trước đó, tối 9/1, trong lúc làm nhiệm vụ trên quốc lộ 8A đoạn qua địa bàn thị trấn Tây Sơn (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh), Đội cảnh sát phòng chống buôn lậu, Phòng cảnh sát kinh tế Công an Hà Tĩnh phát hiện xe tải biển Lào có dấu hiệu khả nghi nên yêu cầu dừng kiểm tra.
Qua khám xét, lực lượng chức năng phát hiện trên thùng xe có 50 bao tải, bên trong chứa 5.000 gói mình chính loại nhỏ 0,5 kg. Tổng trọng lượng tất cả là 2,5 tấn, ước tính giá trị khoảng 100 triệu đồng. Tài xế Lê Tiến Trương (SN 1987, trú thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn) đã không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc lô hàng. Trương khai số hàng trên được một người làm nghề buôn bán ở Khu kinh tế Cửa khẩu Cầu Treo thuê vận chuyển từ Lào về Hà Tĩnh để tiêu thụ.
Chưa đầy 2 ngày sau, ngày 11/1, Công an TP. Thanh Hóa cho biết đã bắt quả tang Nguyễn Thị Cẩm Hường (SN 1979) tại khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương, TP. Thanh Hóa đang sản xuất mì chính giả. Tại hiện trường, lực lượng công an đã thu giữ 500kg mỳ chính Trung Quốc, 400 gói mỳ chính nghi là hàng giả của các thương hiệu Miwon, Ajnomoto, A one... Đối tượng Cẩm khai nhận đã mua mì chính Trung Quốc về sau đó sang bao, đóng gói vào các bao bì mang các nhãn hiệu nói trên rồi bán ra thị trường kiếm lời.
Theo các chuyên gia y tế, sử dụng mì chính không rõ nguồn gốc là nguyên nhân của rất nhiều trường hợp cấp cứu phải rửa ruột vì ngộ độc. Với những người quá nhạy cảm hay bị dị ứng với bột ngọt có thể dẫn đến những biểu hiện ngộ độc cấp tính như: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Không chỉ vậy, ngộ độc mạn tính có thể tích tụ lâu ngày trong cơ thể gây ra các bệnh: Ung thư, suy giảm thần kinh, giảm trí lực… Bên cạnh đó, cũng không ngoại trừ khả năng quá trình đóng gói bao bì bằng phương pháp thủ công của những người bán hàng không đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm khi Tết Nguyên đán Bính Thân đang tới gần người tiêu dùng nên mua các sản phẩm mì chính tại các cửa hàng, đại lý hoặc nhà phân phối có uy tín, trung tâm thương mại và nên mua những sản phẩm mì chính có xuất xứ rõ ràng, cũng như nên lấy hoá đơn để khi có vấn đề về sản phẩm sẽ gửi cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Bình luận của bạn