Hội nhập TPP: Doanh nghiệp TPCN Việt cần làm gì để nâng cao cạnh tranh?

Doanh nghiệp TPCN Việt có thể làm gì để giảm thiểu những rủi ro của TPP?

Doanh nghiệp TPCN được và mất gì khi hội nhập TPP?

Hiệp định TPP vận hội và thách thức của ngành TPCN

Hiệp định TPP: Chiếc "đòn bẩy" cho nền kinh tế Việt Nam

7 kiến thức cơ bản về Hiệp định TPP doanh nghiệp cần biết

1. Tạo dựng lòng tin với nhà đầu tư, người tiêu dùng

Thị trường TPCN giữa các nước thành viên TPP sẽ trở nên sôi động hơn sau khi 12 quốc gia thành viên TPP đã hoàn tất các cuộc đàm phán vào ngày 6/10/2015. Điều này đồng nghĩa với việc, doanh nghiệp TPCN Việt Nam cần nỗ lực hoàn thiện thể chế kinh tế, bao gồm văn bản pháp lý, chế tài thực thi để có thể đáp ứng các cam kết về tự do thương mại hóa TPCN, chính sách mở cửa giữa các quốc gia thành viên. Đặc biệt, doanh nghiệp TPCN Việt Nam cần có biện pháp tạo dựng lòng tin đối với thị trường, bao gồm các nhà đầu tư và người tiêu dùng.

2. Đổi mới tư duy phát triển

Khi tham gia vào TPP, đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp TPCN Việt Nam cần có một cái đầu “lạnh” để đổi mới tư duy phát triển. Tất nhiên, việc phát triển không đơn thuần là gia tăng thu nhập, doanh nghiệp cần có các chính sách cụ thể để phát triển thị phần, chuyển dần từ cách cạnh tranh ngang giá, sang chú trọng cạnh tranh mang đến nhiều ích lợi cho người tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển toàn diện của doanh nghiệp.

3. Vấn đề huy động vốn

Các hình thức huy động vốn nên đa dạng, đó không chỉ là vay tín dụng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, mà còn là sự giao thoa kết hợp giữa các hình thức.

4. Nâng cao kỹ thuật

Nếu so sánh về công nghệ kỹ thuật, chắc chắn doanh nghiệp TPCN Việt Nam còn nhiều hạn chế so với các doanh nghiệp thuộc quốc gia thành viên TPP. Vì vậy, nên lưu ý tới việc hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, nâng cao kỹ thuật, chất lượng sản phẩm cả trong nước và xuất khẩu.

Các hình thức huy động vốn nên đa dạng 

5. Sự hỗ trợ của Chính phủ

Biết rõ thông tin cam kết hội nhập là chưa đủ, doanh nghiệp TPCN Việt Nam cần nắm bắt cả những chính sách, cải cách hiện hành về ngành TPCN của Chính phủ vì dù miễn thuế/giảm thuế, chắc chắn sẽ có những chính sách nhất định của Chính phủ để quản lý thị trường. Do vậy, giữa 2 bên cần có sự trao đổi, đối thoại cởi mở, thẳng thắn. Doanh nghiệp cũng có thể nêu ra những khó khăn để Nhà nước có những chính sách, chương trình hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp.

6. Đối thoại pháp lý

Tranh luận, thực thi đảm bảo hợp đồng kinh doanh, quyền lợi doanh nghiệp dựa trên cơ sở, thủ tục pháp lý là một phần không tách rời của đời sống doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập TPP. Điều đó chỉ có thể đạt được nhờ không ngừng nâng cao hiểu biết và khả năng vận dụng cơ sở pháp lý cũng như cơ chế, quy trình giải quyết tranh chấp.

Để làm rõ hơn những tác động của TPP đến ngành Thực phẩm chức năng Việt Nam, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương tổ chức buổi hội thảo: “Doanh nghiệp Thực phẩm chức năng với hội nhập TPP: Những điều cần lưu ý”. Các doanh nghiệp tới tham dự có thể đóng góp ý kiến cho sự phát triển của ngành Thực phẩm chức năng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Địa điểm: Hội trường tầng 1, Cung Trí thức thành phố (Địa chỉ: 80 Trần Thái Tông, P. Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội).
Thời gian: 8h30 - 12h, ngày 24/11/2015
Xác nhận tham dự: Số điện thoại liên hệ: 0904 401 102; Email: [email protected]

M. Hiếu H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng