Nâng tầm cà phê Việt


Tạp chí TPCN cùng PGS. TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam, GS. TSKH Hoàng Tích Huyền, Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý, Đại học Y – Hà Nội và DS Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch Viện TPCN Việt Nam, đã có cuộc nói chuyện bàn tròn về chủ đề “Nâng tầm cho cà phê Việt”.

Cà phê – tốt thì rất tốt, hại thì… rất hại!

LTS: Cà phê có nguồn gốc từ Phương Tây, nhưng đã theo chân người Pháp vào Việt Nam từ thời thuộc địa. Ban đầu thứ thức uống này chỉ dành riêng cho giới quý tộc, các quan chức Pháp, hay tầng lớp trí thức nơi thành thị. Dần dần cà phê trở thành thứ thức uống phổ biến trong cuộc sống của người dân.

Mức tiêu thụ cà phê trung bình của người Việt chỉ xấp xỉ 1 kg/người/năm, thấp hơn rất nhiều so với mức 5 kg/người/năm trên thế giới. Tuy nhiên, từ năm 2008-2011, sức tiêu thụ cà phê tại Việt Nam đã tăng 65% và tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.

Nguồn: Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO)

Tiềm năng tiêu thụ café của người Việt lên tới 70.000 tấn/ năm.

Nguồn: Ngân hàng Thế giới – Worldbank (WB)

PGS.TS Trần Đáng: Nếu người Âu thích cà phê nhẹ, chua nhiều thì người Việt lại thích cà phê đậm, đắng có mùi hạnh nhân, mùi đất… Nhưng những yếu tố trên phải là một tổng hoà đầy đủ thì mới có một ly cà phê ngon. Về hương thơm (aroma), cà phê có những hương của hạnh nhân, hoa trái, bơ dầu, mùi đất,… Tuỳ giống, cách thu hoạch, cách rang… sẽ cho mùi thơm đặc trưng riêng cho từng loại cà phê. Trong khi đó, vị đắng cà phê phải đắng thanh tự nhiên, không nhẩn, không chát, khét.

Tuy nhiên, là một người có kinh nghiệm rất lâu năm trong ngành an toàn vệ sinh thực phẩm, ông có nhận xét gì về các sản phẩm café trên thị trường hiện nay và tại sao chúng ta lại phải đặt ra một yêu cầu về các sản phẩm café mới tốt hơn cho sức khỏe của người tiêu dùng?

PGS.TS Trần Đáng: Một số người, thậm chí cả một số doanh nghiệp vì lợi nhuận vẫn dùng nhiều loại hoá chất để tạo ra từ mùi đến màu... cho những loại cà phê chất lượng thấp, nhằm nâng hương vị mà những loại cà phê này không có. Người trong nghề còn cho biết một vài loại cà phê còn được bỏ những loại hoá chất riêng để mỗi lần uống cà phê đá thì bọt cà phê nổi không thua bọt bia, hoặc tạo màu cho cà phê đen đậm, đắng chát… Đây là cách “giết” khẩu vị của người thưởng thức, chưa kể những độc hại khác cho sức khỏe.

Tách cà phê làm người ta tỉnh táo hơn, nhưng sau khi uống ly cà phê mà tim đập loạn xạ như trống trận, chóng mặt, hoa mắt… do hoá chất gây nên kể như hỏng, thậm chí có hại, thì thà đừng uống còn hơn. Và đó cũng là lý do mà chúng ta phải có những sản phẩm vừa đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, vừa phải đảm bảo vấn đề chất lượng, an toàn thực phẩm.

GS.TSKH Hoàng Tích Huyền: Chúng ta phải nhìn nhận đúng đắn là cà phê có những mặt rất có lợi cho sức khỏe. Thành phần chính trong café là cafein, là một chất kích thích nhẹ, có tác dụng làm tăng mức độ hoạt động của hệ thần kinh trung ương, tăng nhịp tim, tăng khả năng hấp thụ glucose trong máu. Ở mức độ vừa phải, café giúp cho trí não hưng phấn, kích thích tăng cường hoạt động. Cafein cũng có tác dụng tốt trong giảm béo. Một số hoạt chất trong café như Methylpyrindinium hay các vitamin nhóm B, là các chất chống oxy hóa, giúp giảm tiến trình lão hóa tự nhiên, đồng thời, ngăn ngừa một số bệnh tật, như: ung thư ruột kết, Parkinson, bệnh mạch vành hay bệnh sỏi mật,…

Tuy nhiên, tác dụng của cà phê với sức khỏe có thể là lợi bất cập hại, khi mà người dùng hoặc là sử dụng không cách, quá lạm dụng cà phê, và đặc biệt là sử dụng các sản phẩm cà phê không đảm bảo chất lượng.

DS Nguyễn Xuân Hoàng: Phải nói là café nguyên liệu của Việt Nam rất tốt. Không phải tự nhiên mà chúng ta lại có thể là một trong những cường quốc xuất khẩu café hàng đầu thế giới. Đó là do chất lượng cà phê nguyên liệu của chúng ta đã được cả thế giới công nhận. Tuy nhiên, ở thị trường trong nước, tiếc là vẫn còn một số trường hợp người kinh doanh thiếu nghiêm túc, cung cấp ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng, thậm chí, có thể coi là café bẩn, café giả, gây hại tới sức khỏe tiêu dùng.

Từ chất lượng hảo hạng của café nguyên liệu Việt Nam, ông có cho rằng chúng ta đủ điều kiện để phát triển xa hơn nữa, với những sản phẩm, không chỉ đáp ứng đúng thị hiếu người tiêu dùng, mà còn ngày càng cung cấp thêm các lợi ích quý giá khác cho sức khỏe?

DS Nguyễn Xuân Hoàng: Tôi cho rằng điều này hoàn toàn có cơ sở. Và đó không phải là một khả năng nữa, mà thực sự là điều mà các doanh nghiệp chân chính cần phải nghĩ đến, vừa để đảm bảo cho sự phát triển bền vững và lành mạnh của ngành cà phê Việt Nam, vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng cho những người “nghiện” café Việt.

Cà phê thực phẩm chức năng – Hướng đi mới cho cà phê Việt?

LTS: Người Việt thưởng thức cafe trong khi làm việc, khi gặp gỡ, bàn chuyện cùng đối tác, khi trò chuyện cùng bạn bè, người thân, hay khi giải trí… Chính sự “xuất hiện” dày đặc đó đã khiến cho café đóng góp một phần không nhỏ trong cuộc sống, trong công việc của mỗi người. Vậy, liệu chúng ta có nên đặt ra vấn đề cần phải thay đổi những gì trong văn hóa thưởng thức café để con người có thể thụ hưởng được toàn bộ các giá trị về tinh thần cũng như tốt cho sức khỏe mà những sản phẩm café thế hệ mới có thể mang lại?

PGS.TS Trần Đáng: Mặc dù thị trường Việt Nam hiện nay rất phong phú, và đa dạng các sản phẩm café. Nhưng với vai trò là Chủ tịch Hiệp Hội TPCN Việt Nam, tôi cho rằng: Xu hướng phát triển những sản phẩm café dạng thực phẩm chức năng để giúp cho người sử dụng, không chỉ thỏa mãn vị giác mà còn tăng cường thêm sức khỏe là hướng đi đúng đắn mà đã bắt đầu có một số doanh nghiệp tiên phong.

Sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam hiện yếu so với nhiều nước xuất khẩu cà phê trên thế giới. Theo phân tích SWOT (Strengths – điểm mạnh, Weaknesses – điểm yếu, Opportunities – thời cơ và Threats – nguy cơ) do các chuyên gia trong ngành thực hiện, cà phê Việt Nam ở mức dưới trung bình, đạt 43,4/100 điểm. Xuất khẩu cà phê nhân vẫn chiếm tỉ trọng lớn (khoảng 1 triệu tấn/năm) nhưng chi phí sản xuất mặt hàng này cao hơn hẳn Ấn Độ, Indonesia, Brazil… khiến lợi thế cạnh tranh không còn nữa.

Nguồn: Dự thảo đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của café Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến 2020” – Bộ NN&PTNT.

Như chúng ta đã biết, những sản phẩm TPCN có giá trị về mặt sức khỏe: Chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, tạo sức khỏe sung mãn, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bệnh tật, hỗ trợ điều trị bệnh, hỗ trợ làm đẹp cho con người... Bởi vậy, TPCN xứng đáng khi được gọi là “vaccine” dự phòng dịch bệnh mãn tính không lây, là công cụ dự phòng sức khỏe của thế kỷ 21. Lâu nay, người tiêu dùng vẫn quen với việc sử dụng các sản phẩm TPCN có dạng bào chế dưới dạng viên nang, viên nén, siro hay bột, tương tự như thuốc. Nhưng tôi cho rằng, thời gian tới, thị trường sẽ xuất hiện nhiều hơn nữa các loại TPCN có dạng bào chế như thực phẩm để người tiêu dùng thực sự có thể sử dụng như “cơm ăn nước uống” hàng ngày. Và café thực phẩm chức năng là một ví dụ.

GS.TSKH Hoàng Tích Huyền: Như đã nói ở trên, bản thân café vốn đã có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Khi được sản xuất dưới dạng là một sản phẩm thực phẩm chức năng, nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe nữa sẽ tiếp tục được các nhà sản xuất bổ sung thêm vào sản phẩm, gia tăng tác dụng tới sức khỏe người dùng. Tôi lấy ví dụ như thành phần DeltaImmune, cao Hoàng kỳ hay Selen.

DeltaImmune có bản chất là vách tế bào của một chủng vi khuẩn lành tính được tách ra từ sữa bò có tên gọi là Lactobacillus rhamnomus, có hiệu lực tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, có tác dụng trong nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt là các bệnh rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng mạn, sức đề kháng như bệnh lao, nhiễm siêu vi trùng và dị ứng. Về Hoàng kỳ thì Đông y dùng như làm thuốc ích khí, tống sang độc, lợi tiểu, làm hết đau, hút mủ, là thuốc quan trọng chữa mọi bệnh của trẻ con, phụ nữ, có ác huyết không ra hết, đàn ông hư tổn. Còn trên cơ sở nghiên cứu của Tây y, người ta dùng hoàng kỳ để chữa những trường hợp lở loét mãn tính, suy nhược lâu ngày, huyết áp cao, mạch máu nhỏ dễ đứt vỡ, viêm thận mãn tính với albumin niệu, cơ thể suy nhược hay ra nhiều mồ hôi. Selen được coi là đứng đầu bảng trong số các chất chống ôxy hóa mạnh để vô hiệu hóa gốc tự do (là thủ phạm gây nên hoặc làm nặng thêm một số bệnh) và chống lão. Vai trò của Se trong hệ miễn dịch và phòng chống ung thư cũng được nhiều người ca ngợi. Nhiều công trình nghiên cứu Se với một số loại ung thư ruột, tiền liệt tuyến, da, phổi... đã xác nhận Se tăng cường miễn dịch, làm chậm sự phát triển của khối u, kéo dài thời gian sống của bệnh nhân ung thư, phòng ngừa đái tháo đường, thoái hóa hoàng điểm ở mắt người cao tuổi.

Bởi vậy, đứng ở góc độ khoa học, nếu các nhà sản xuất có thể cải tiến về công thức cũng như chất lượng, bổ sung thêm những hoạt chất có lợi này vào café thực phẩm chức năng thì chúng sẽ trở thành những sản phẩm vừa tiện dùng, vừa thực sự có ích cho sức khỏe cộng đồng.

DS Nguyễn Xuân Hoàng: Trên thị trường hiện nay mới xuất hiện sản phẩm thực phẩm chức năng Caphelink. Đây không phải sản phẩm café thực phẩm chức năng đầu tiên xuất hiện tại thị trường Việt Nam, nhưng nó là sản phẩm đầu tiên do người Việt Nam sản xuất ra và có những lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn. Một là nhà sản xuất đã tận dụng và nâng tầm được nguyên liệu café Việt, để cung cấp ra thị trường một sản phẩm giá trị gia tăng, tiện ích cho người tiêu dùng, giá cả phù hợp. Hơn thế, còn mang lại những giá trị to lớn cho sức khỏe của người dùng. Đây rất có thể là những bước đi đầu tiên thể hiện sự chuyển mình của ngành TPCN Việt Nam, trong việc tận dụng lợi thế của các nguyên liệu nông nghiệp – thảo dược trong nước để sản xuất những sản phẩm phù hợp hơn với xu thế tiêu dùng hiện đại.



Caphe-link – Sản phẩm cà phê thực phẩm chức năng đầu tiên do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất – được coi là một sản phẩm đột phá cả trong ngành đồ uống lẫn ngành TPCN Việt Nam.

linhly
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng