Sẽ không còn nhiều thời gian cho các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất theo kiểu "ăn xổi"
TPCN giả, nhái: Phải hỏi cơ quan chức năng đã làm hết trách nhiệm chưa
Thực phẩm chức năng rởm ở Việt Nam hầu hết là hàng... Tàu?
84 giấy phép TPCN bị thu hồi
Các loại TPCN vô dụng với sức khỏe tim mạch
Theo GS.TS Truyền cho biết, mặc dù thị trường TPCN bùng nổ trên thế giới, nhưng khái niệm về TPCN đang còn rất mơ hồ do thiếu sự thống nhất và rõ ràng trong định nghĩa “Thực phẩm chức năng”. Mỗi quốc gia có cách định nghĩa riêng, thiếu sự thống nhất và có quy chế quản lý khác nhau,… đó chính là những yếu tố làm cho thị trường TPCN trở nên rối loạn, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển, nơi mà hệ thống thể chế còn chưa hoàn chỉnh, năng lực của các cơ quan thực thi còn hạn chế, quy mô của các cơ sở sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, manh mún, không đủ năng lực về khoa học – công nghệ, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn thấp.
Nên đọ
c
Tình hình này có thể thấy rõ ở Việt Nam. Từ nửa cuối năm 2014 đến nửa đầu năm 2015, trong vòng 12 tháng cơ quan quản lý thị trường ở Việt Nam đã phát hiện và xử lý trên 2.000 vụ vi phạm về sản xuất kinh doanh TPCN, với số tiền phạt lên tới trên 200 tỷ đồng. Các vi phạm này khá đa dạng: Giả mạo về thành phần, chất lượng không đạt tiêu chuẩn đã đăng ký/công bố, ghi nhãn sai và giả mạo bao bì, xâm phạm sở hữu nhãn hiệu hàng hóa, vi phạm về thông tin, quảng cáo sản phẩm… Theo thống kê, có tới khoảng 50% sản phẩm TPCN được kiểm tra trên thị trường có vi phạm về chất lượng với những hình thức rất tinh vi. Tuy nhiên, đó chỉ là hình thức sản xuất theo kiểu “ăn xổi” chạy theo lợi nhuận của một số doanh nghiệp.
PGS.TS. Lê Văn Truyền, Chuyên gia cao cấp Dược học, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế
GS Truyền nhấn cảnh báo: “Sản xuất theo kiểu “chộp giật” doanh nghiệp sẽ không còn nhiều thời gian nữa. 10 năm qua có thể là thời gian của các doanh nghiệp sản xuất “chộp giật” nhưng bây giờ doanh nghiệp không thể chộp giật được nữa. Nhất là trước sự quản lý của nhà nước và trong bối cảnh Việt Nam đã ký Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2016,…”
Rõ ràng, ngành thực phẩm chức năng ở nước ta đang đứng trước các thách thức rất to lớn. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không chịu thay đổi và chúng ta không giải quyết được các vấn đề về nêu trên thì thị trường nước ta rất có thể sẽ bị chiếm lĩnh bởi các nhà sản xuất kinh doanh TPCN có uy tín của các nước ASEN và các đối tác của Hiệp định TPP.
Bình luận của bạn