1001 lợi ích khi ăn đào chín
Tác dụng chống lão hóa tiềm năng từ quả lựu
Làm đẹp bằng bột nghệ, cẩn thận mụn mọc tùm lum!
Khi TPCN Ginkgo biloba "tạo phản"
Nước ép trái nhàu - bảo vệ sức khoẻ cho sỹ tử mùa thi
Quả đào chứa lượng rất lớn các chất dinh dưỡng thiết yếu cho các hoạt động bình thường của cơ thể, bao gồm: vitamin A, B1, B2, B3, B6, folate, C, E, acid pantothenic, calci kali, magne, sắt, mangan, phospho, kẽm và đồng.
Tìm hiểu ăn đào có tốt không trong infographic dưới đây:
100gr đào chín chỉ chứa 46 calorie - đây là câu trả lời cho câu hỏi "ăn đào có béo không?" và tại sao đào lại là trái cây tuyệt vời dành cho những người đang mong muốn giảm cân. Quả đào có tác dụng lợi tiểu mạnh mẽ, nó cũng giúp điều hòa chức năng của thận và trong việc chống phù nề.
Đào rất giàu beta carotene - tiền vitamin A đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì một đôi mắt khỏe mạnh và chống lại nhiều bệnh về mắt như khô mắt hay mù lòa. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng lutein và zeaxanthin có trong đào có rất nhiều tác dụng, bao gồm việc giảm tỷ lệ đục thủy tinh thể, bảo vệ võng mạc không bị thoái hóa điểm vàng do lão hóa. Hai thành phần này còn có thể bảo vệ các mô võng mạc khỏi các tổn thương gây ra bởi các gốc tự do và giảm khả năng tổn thương mắt do các loại ánh sáng có bước sóng cao.
Một số lưu ý khi ăn đào
Đào có chỉ số đường huyết GI thấp nhưng vẫn chứa khoảng 7gr đường trên mỗi 100gr đào (tương đương với 1 quả đào cỡ trung bình). Vì vậy, người bị đái tháo đường nên hạn chế ăn nhiều đào.
Ăn đào có nóng không? Tất nhiên là có. Chính vì vậy, những người bị nóng trong, người hay bị nhiệt, người mới ốm dậy, trẻ em có hệ thống tiêu hóa chưa hoàn chỉnh… không nên ăn nhiều đào.
Không nên ăn hạt đào vì nó có chứa glycoside gây hại cho con người. Glycoside có thể chuyển đổi thành khí hydrogen cyanide (một loại khí độc) khi bị phân hủy.
Mùa đào chín ở Việt Nam bắt đầu từ giữa tháng 6 đến hết tháng 8, nổi tiếng nhất là đào của các địa phương như: Sa Pa (Lào Cai), Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu...
Bình luận của bạn