Thuốc đấu thầu: ‘Rẻ là được’?

Đấu thầu thuốc giá rẻ: Chất lượng bị cào bằng

Bộ Y tế quyết định thanh tra việc đấu thầu thuốc

Đấu thầu thuốc theo quy định mới, chi phí giảm hơn 1/3

Giá thuốc trúng thầu thấp đến khó hiểu?

Trong danh sách các đơn vị trúng thầu thuốc đợt 1 các doanh nghiệp được cho là "đại gia" trong ngành dược tại Việt Nam nhưng chỉ trúng thầu với giá trị chừng hơn 10 tỷ đồng/gói thầu. Riêng VN Pharma có 46 mặt hàng thuốc trúng thầu với tổng giá trị hơn 267 tỷ đồng, trong đó có 7 sản phẩm xuất xứ từ nước ngoài.

 

VN Pharma là đơn vị có mặt hàng thuốc trúng thầu nhiều nhất

 

 

 

Về giá thuốc tham gia thầu, từ giá kê khai đến giá trúng thầu có sự chênh lệch. Chẳng hạn, mặt hàng thuốc Rabemark 20mg (nhà sản xuất Marksans Pharma Ltd - India) của công ty này tham gia đấu thầu có giá kê khai mỗi viên là 2.800 đồng, giá kế hoạch là 8.001 đồng nhưng giá đề nghị trúng thầu chỉ 1.050 đồng thấp hơn hẳn so với giá thành sản xuất và giá kê khai. Cũng chính vì thuốc giá rẻ như vậy mà VN Pharma là đơn vị có mặt hàng thuốc trúng thầu nhiều nhất.

Kết quả trên đã khiến nhiều công ty dược uy tín của Việt Nam cũng không ngừng kêu than vì đã chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng vẫn thua trắng. Có doanh nghiệp chỉ dám chào hơn giá sản xuất của mình hơn 200 đồng nhưng vẫn “rớt” vì hãng trúng thầu đưa ra giá “khó hiểu”, thấp hơn cả giá để sản xuất thuốc. Điều này đã khiến nhiều người nghi ngờ về chất lượng của thuốc tham gia đấu thầu.

Quy định chưa chặt chẽ

Thông tư 01 của Bộ Y tế hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế có quy định: “Hồ sơ mời thầu không được yêu cầu hoặc bắt buộc nhà thầu phải nộp giấy chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu, tiêu chuẩn nguyên liệu, bản công chứng giấy phép lưu hành sản phẩm tại Việt Nam, tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm thành phẩm của thuốc...”.

 


Trong thời gian gần đây một loạt các công ty dược của Ấn Độ và Trung Quốc bị phát hiện sản xuất thuốc kém chất lượng

 

 

Chính vì không có quy định điều kiện nguồn gốc nguyên liệu nên các công ty uy tín của Việt Nam thường thua đậm trên sân nhà, bởi lẽ họ nhập nguyên liệu Châu Âu có giá gấp ba lần so với nguyên liệu ở Châu Á. Nguyên liệu châu Âu được kiểm soát nghiêm ngặt, thuốc ít khi bị ảnh hưởng trong quá trình bảo quản. kiểm soát nghiêm ngặt, thuốc ít khi bị ảnh hưởng trong quá trình bảo quản. Đó cũng chính lá lý do giá thuốc của các công ty Ấn Độ, Trung Quốc thấp hơn nhiều so với thuốc được sản xuất trong nước. Được biết từ năm 2011-2013, trong 66 công ty nước ngoài có thuốc vi phạm chất lượng được phát hiện, thì có đến 45 công ty Ấn Độ.

 


Công tác quản lý thuốc hiện nay đang có nhiều lổ hổng

 

 

 

Chất lượng của thuốc phụ thuộc vào nguyên liệu và phương pháp bào chế. Nếu nguyên liệu không kiểm soát được sẽ không thể biết thuốc đạt hiệu quả điều trị hay không. Khi điều trị cho người bệnh, bác sĩ chỉ kê đơn thuốc đã trúng thầu theo danh mục. Nếu sử dụng thuốc không đủ hàm lượng hoặc thuốc không đạt hiệu quả điều trị sẽ rất nguy hiểm".

Thực tế, thuốc Việt Nam muốn xuất khẩu sang các nước thì đối tác đó sẽ đến tận nơi sản xuất xem xét: quy mô sản xuất, quy trình sản xuất... Trong khi thuốc ở nước ngoài muốn nhập vào Việt Nam chỉ cần trình Bộ Y tế giấy chứng nhận nhà thuốc đó đạt chuẩn tại nước sở tại. Rõ ràng, Bộ Y tế hiện mới chặn được các thuốc nhập từ nước ngoài không đạt chuẩn ở “phần ngọn”, tức là khi kiểm nghiệm phát hiện lô thuốc nhập khẩu đang lưu hành không đạt chuẩn thì lúc đó mới...xem xét.

Thuốc kém chất lượng- Chỉ "chết" bệnh nhân thôi!

Tại cuộc họp sơ kết công tác y tế 6 tháng đầu năm 2014 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhìn nhận quy định về đấu thầu mua thuốc tại bệnh viện đã kéo giá thuốc trúng thầu giảm tới 35% và với một số loại thuốc cơ bản, thuốc Việt Nam còn rẻ hơn nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc.

Nếu đấu thầu mà cứ nhắm vào giá, không siết chặt chất lượng thuốc, thì không chỉ khiến nhà sản xuất trong nước hạn chế năng lực cạnh tranh, mà còn ảnh hưởng xấu đến chất lượng điều trị cho bệnh nhân. “Có những loại thuốc giá 1 đồng 1 lọ, nhưng tiêm 10 lọ bệnh nhân chưa khỏi, trong khi loại thuốc có giá cao hơn, số lần tiêm ít hơn, người bệnh khỏi nhanh hơn thì việc lựa chọn thuốc điều trị phải tính đến quyền lợi của người bệnh”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.

Người bệnh là người thiệt thòi nhất khi phải sử dụng thuốc kém chất lượng

 

 

 

Nếu cứ theo Thông tư 01 thì rõ ràng thuốc rẻ sẽ trúng, nhưng nếu thuốc rẻ mà không có tác dụng điều trị hoặc hiệu quả kém thì người bệnh chỉ có hại chứ không được lợi. Bệnh không khỏi có nghĩa ngày điều trị gia tăng đồng nghĩa với việc chi phí tăng và người bệnh lại phải gánh thêm gánh nặng của viện phí dài ngày.

Giá thuốc rẻ nhất được đấu thầu vào bệnh viện sẽ làm giảm tiền mua thuốc của người bệnh, nhưng khi cơ quan chức năng không xác định chính xác tương đương sinh học của "thuốc rẻ nhất" thì thuốc liệu có đảm bảo điều trị hiệu quả?

Theo PGS.TS Lê Văn Truyền, chuyên gia cao cấp dược học, thuốc generic (thuốc được phép sản xuất đại trà do hết hạn bảo hộ) có chi phí và giá thành sản xuất thấp hơn so với thuốc phát minh (patent drug) nhiều lần do không tốn chi phí nghiên cứu ban đầu. Tuy nhiên, nhà sản xuất phải lập hồ sơ về tương đương sinh học, quy trình sản xuất để chứng minh thuốc generic có tác dụng điều trị tương đương với biệt dược cùng loại.

 

Thuốc generic phải tương đương sinh học với thuốc gốc đây là điều kiện cần cho phép một loại thuốc generic lưu hành trên thị trường. Điều này có nghĩa là thuốc generic có tác dụng trên người bệnh tương đương với thuốc gốc. Nếu không đạt được điều kiện này xem như hàng kém chất lượng. Tuy nhiên, việc xem xét tương đương sinh học, đòi hỏi phải có phương tiện và điều kiện nên đến nay Bộ Y tế chỉ kiểm tra tương đương về bào chế khi cấp số lưu hành của thuốc: Cùng dạng thuốc, cùng loại thuốc, cùng hàm lượng, cùng đường sử dụng, đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định 

ctv1
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý