- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Béo phì là yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh đái tháo đường type 2
Gene di truyền và bệnh đái tháo đường type 2
Tự đánh giá nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2
Các thuốc điều trị đái tháo đường type 2
Người bệnh đái tháo đường có phải kiêng chất béo?
Dưới đây là ba yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, may mắn là bạn có thể thay đổi hai trong số đó:
1. Béo phì
Béo phì là yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh đái tháo đường type 2. Hội Béo phì Hoa Kỳ ước tính rằng có khoảng gần một phần ba (tương đương 72 triệu) dân số trưởng thành ở nước này bị thừa cân hoặc béo phì. Không kiểm soát cân nặng không chỉ đặt bạn trước nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường mà còn có thể gây ra các vấn đề khác, chẳng hạn như bệnh tim, tăng huyết áp và đột quỵ.
2. Lối sống lười biếng, ngại vận động
Một cuộc sống với phần lớn thời gian ở trước màn hình máy tính hoặc tivi có thể là mối nguy hại cho sức khỏe.
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cũng như một loạt các bệnh mạn tính khác. Tập thể dục có thể làm giảm nồng độ glucose trong máu và tăng cường cơ bắp. Vì tế bào cơ bắp dễ tiếp nhận insulin hơn so với các tế bào chất béo, tập thể dục có thể giảm mỡ và tăng cơ bắp do đó làmgiảm tình trạng kháng insulin và cơ thể sẽ tiêu thụ đường tốt hơn.
3. Yếu tố di truyền và chủng tộc
Nếu bạn có bố hoặc mẹ từng được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường type 2, bạn có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn so với người khác. Bên cạnh đó, người Mỹ gốc Phi/Tây Ban Nha, người Mỹ bản địa và người sống tại Quần đảo Thái Bình Dương cũng có một tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn so với các vùng khác.
Tuy nhiên, cho dù có đặc điểm di truyền và dân tộc thì lối sống cũng quyết định rất lớn đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường của bạn. Lối sống lười vận động và chế độ ăn không kiểm soát làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nếu thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, bạn có thể tự bảo vệ mình khỏi bệnh đái tháo đường và các biến chứng nghêm trọng do nó gây ra.
**Người thừa cân có chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index) lớn hơn 25, người béo phì có BMI lớn hơn 25.
Bạn có thể tự tính toán chỉ số BMI bằng công thức sau:
BMI = (trọng lượng cơ thể)/(chiều cao x chiều cao)
Trong đó:
- Trọng lượng cơ thể: Tính bằng kilogram (kg)
- Chiều cao x chiều cao: Tính bằng meter (m)
Kim Chi H+
Bình luận của bạn