Hơn 1.200 ca COVID-19 nặng đang điều trị, F1 không phải cách ly

Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h sáng ngày 16/4

Hậu COVID-19, người bị lupus ban đỏ cần lưu ý gì?

Trẻ chậm nói do ảnh hưởng từ dịch COVID-19: Cha mẹ nên làm gì?

Tưng bừng khai mạc Hội báo toàn quốc 2022 sau 2 năm đại dịch

Tổng quan về liệu pháp miễn dịch cho người bệnh ung thư

Hôm qua (15/4) là ngày thứ 6 liên tiếp số người nhiễm COVID-19 tại nước ta ở ngưỡng 20.000 trường hợp. Tính từ 27/4/2021 đến nay, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 10.386.786, trong đó, 8.860.227 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Về tình hình điều trị, trong ngày 15/4, Bộ Y tế công bố 6.417 F0 khỏi bệnh, nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi lên 8.863.044 người. Số bệnh nhân nặng đang thở oxy là 1.242 ca, trong đó có 3 trường hợp can thiệp ECMO.

Ngày 15/4, Bộ Y tế đã có văn bản về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với F0, F1. Theo đó, người tiếp xúc gần ca nhiễm COVID-19 (F1) không phải cách ly y tế, nhưng cần đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Theo ông Nguyễn Bá Hùng - Phó giám đốc Trung tâm Dữ liệu y tế, Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), đến ngày 15/4, Bộ Y tế đã cấp "hộ chiếu vaccine" cho khoảng 500.000 người dân. Với hơn 41 triệu mũi tiêm chưa được xác thực thông tin, ông Hùng cho biết dự kiến đến tháng 5 có thể hoàn thành xác thực.

UBND TP. Hà Nội vừa chính thức ban hành kế hoạch liên ngành về việc tổ chức tiêm vaccine cho hơn 1 triệu trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trên địa bàn. Việc tiêm vaccine COVID-19 được triển khai đồng loạt theo lộ trình hạ dần lứa tuổi, tiêm cuốn chiếu theo phạm vi từng trường rồi tiêm tại cộng đồng. Trước đó, theo quyết định phân bổ vừa được ký ngày 14/4, 921.600 liều vaccine Moderna được phân bổ cho 63 tỉnh, thành phố, trong đó Hà Nội được phân bổ số lượng 72.700 liều.

WHO cảnh báo nguy cơ viêm gan cấp tính nặng ở trẻ nhỏ liên quan COVID-19. Ngày 15/4, Văn phòng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại châu Âu cho biết đã nhận được thông báo về 10 trường hợp viêm gan cấp tính nặng không rõ nguyên nhân ở trẻ em dưới 10 tuổi trên khắp miền Trung Scotland vào ngày 5/4 vừa qua. Đến ngày 8/4, con số này đã tăng đột biến, lên 74 trường hợp ghi nhận trên toàn Vương quốc Anh. Những phân tích trong phòng thí nghiệm đã loại trừ khả năng các bệnh nhi nêu trên nhiễm các loại virus viêm gan A, B, C và E (và thậm chí là virus viêm gan D ở một số trường hợp), song lại phát hiện các em nhiễm một trong hai loại virus SARS-CoV-2 và adenovirus, trong đó có nhiều em nhiễm đồng thời cả hai loại virus này.

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đăng tải trên Tạp chí JAMA Network Open số ra ngày 14/4, những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần có nguy cơ cao mắc COVID-19 đột phá hơn những người không gặp vấn đề này. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học tại bang California đã theo dõi hơn 1/4 trong tổng số 1 triệu người (hầu hết là nam giới) đã tiêm chủng đầy đủ theo hệ thống y tế của Cựu chiến binh Mỹ. Một nửa trong số này đã bị chẩn đoán ít nhất 1 lần có vấn đề về tâm thần trong 5 năm qua.

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin