TP.HCM sẽ tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 16/4

Bản tin phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ghi nhận thêm 23.012 ca mắc

Trẻ chậm nói do ảnh hưởng từ dịch COVID-19: Cha mẹ nên làm gì?

WHO: COVID-19 vẫn là mối nguy hiểm lớn, không nên mất cảnh giác

Quảng Ninh sẵn sàng tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ em

Sau tiêm vaccine phòng COVID-19, trẻ cần theo dõi sức khỏe ra sao?

Theo bản tin phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế, trong ngày có 85.633 được công bố khỏi bệnh, cao gấp 4 lần số ca mắc mới.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký ban hành Nghị quyết 55/NQ-CP của Chính phủ về vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 12 tuổi. Theo đó, cùng với việc đồng ý tiếp nhận nguồn vaccine viện trợ cho trẻ em từ các nước, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế căn cứ vào tình hình diễn biến dịch bệnh, tiến độ tiêm vaccine nguồn viện trợ, nguồn vaccine có thể mua thương mại để xác định và chịu trách nhiệm về số lượng, loại vaccine nhận viện trợ, mua thương mại đảm bảo kịp thời, đúng tiến độ, an toàn, chất lượng, hiệu quả, không để bị động, không thừa, không thiếu hụt vaccine trong mọi hoàn cảnh.

Trường hợp cần mua vaccine thương mại để tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, Bộ Y tế chủ động xác định và chịu trách nhiệm về số lượng, thời gian, chủng loại vaccine cần mua cho phù hợp với tiến độ, báo cáo Thủ tướng.

Sáng 14/4, gần 200 học sinh khối lớp 6 của trường THCS Trần Quốc Toản (TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) là những trẻ đầu tiên của Việt Nam tiêm vaccine phòng COVID-19 trong độ tuổi này. Sau Quảng Ninh, TP.HCM sẽ bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi vào ngày 16/4. Theo đó, toàn bộ cơ sở giáo dục có học sinh lớp 6 sẽ triển khai tiêm vaccine cho học sinh. Công tác tiêm chủng chỉ tổ chức vào sáng thứ Bảy. Qua buổi tiêm khởi động đầu tiên, hai ngành y tế và giáo dục sẽ có đánh giá, rút kinh nghiệm để tổ chức tiêm đồng loạt ở các trường THCS và tiểu học vào sáng 18/4 theo nguyên tắc học sinh lớn tiêm trước, học sinh nhỏ tuổi tiêm sau.

Hải Dương cho phép một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu như: Karaoke, quán bar, vũ trường, internet, massage… trên địa bàn tỉnh được hoạt động trở lại từ ngày 14/4. Mọi thành phần tham gia các hoạt động trên khi có các biểu hiện nghi ngờ bệnh như: Ho, sốt, khó thở, mất khứu giác… yêu cầu dừng tham gia các hoạt động và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và hướng dẫn.

UBND tỉnh Bạc Liêu thống nhất cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học trên địa bàn tỉnh trở lại học trực tiếp từ ngày 18/4 (đối với cấp học mầm non, việc cho trẻ đến trường học trên tinh thần tự nguyện của cho cha mẹ).

UBND TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) cũng cho phép tổ chức dạy và học trực tiếp cho trẻ em mầm non, học sinh khối tiểu học, lớp 6, 7 và 8 từ ngày 18/4.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn