Trẻ chậm nói do ảnh hưởng từ dịch COVID-19: Cha mẹ nên làm gì?

Dịch COVID-19 kéo dài khiến trẻ mầm non chậm nói đang có chiều hướng gia tăng

Trẻ 18 tháng vẫn chưa biết nói, nên làm gì?

Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, giao tiếp

Nhận biết hội chứng chậm nói, tăng động và tự kỷ ở trẻ

Trẻ chậm nói nên khám ở đâu?

Nhiều trẻ ở độ tuổi học nói bị chậm nói vì ảnh hưởng từ dịch COVID-19

Theo UNICEF, hơn 1,6 tỷ trẻ em toàn cầu phải hứng chịu những thiệt hại nhất định về giáo dục do ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19. Nhiều nơi trẻ không được đến trường, khiến các em bị giảm vận động, hạn chế giao tiếp, và phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe tinh thần, tâm lý như stress, căng thẳng, đặc biệt là nguy cơ chậm nói.

Chia sẻ với Vnexpress, chuyên gia tâm lý giáo dục Vũ Thị Kim Thêu, làm việc tại một Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em ở Hà Nội cho biết, mỗi ngày trung tâm tiếp nhận khoảng 70 trường hợp tới khám và tư vấn qua điện thoại về rối loạn sức khỏe tâm thần, trong đó 90% trẻ mang biểu hiện chậm nói. Số trẻ chậm nói thường độ tuổi trung bình 18-32 tháng.

Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng tình hình dịch COVID-19 khiến các địa phương phải đóng cửa các trường mầm non kéo dài. Trẻ phải giãn cách ở nhà không được đến trường, tiếp xúc với thiết bị điện tử như Ipad, điện thoại, tivi nhiều hơn khiến trẻ thu mình, ngại giao tiếp. Đây là một trong những nguyên nhân có thể liên quan đến nguy cơ chậm nói và ít giao tiếp ở trẻ.

Trẻ bị chậm nói sẽ có biểu hiện như nói không rõ lời, diễn đạt khó khăn, nói nhại lời hoặc nói lắp, nói ngược, nói ngọng. Mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ bị chậm so với cột mốc phát triển. Trẻ 2-3 tuổi mà vẫn chỉ nói được một hoặc hai từ đơn.

Các chuyên gia cũng cảnh báo, khả năng ngôn ngữ chậm dẫn tới một số kỹ năng khác cũng bị hạn chế theo. Trẻ sẽ thu mình, không muốn tiếp xúc với thế giới xung quanh, nhút nhát, không tự tin và có thể ảnh hưởng chỉ số IQ, chỉ số cảm xúc. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ tăng động, giảm chú ý, tư duy logic ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế, thậm chí tự kỷ.

Phụ huynh cần phải làm gì?

Những phương pháp hữu ích dưới đây cha mẹ có thể áp dụng trong quá trình nuôi dạy con nhằm giúp trẻ nhanh biết nói hơn:

Liên tục chuyện trò cùng con

Đây là biện pháp đơn giản và rất hiệu quả nhưng không phải bố mẹ nào cũng làm được. Bố mẹ muốn con nhanh biết nói hãy cố gắng nói chuyện với con càng nhiều càng tốt, kể từ khi bé còn rất nhỏ. Trước khi tắm cho trẻ, thay tã, cho bé bú hay thực hiện bất kỳ việc gì, mẹ cũng nên bắt đầu bằng việc nói chuyện với trẻ.

Đọc sách và kể chuyện cho trẻ

Cha mẹ nên thường xuyên đọc sách và kể chuyện để giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ

Cha mẹ nên thường xuyên đọc sách và kể chuyện để giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ

Việc bố mẹ đọc sách và kể chuyện cho trẻ nghe mỗi ngày đem lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển ngôn ngữ, khả năng đọc viết của trẻ. Việc này có thể thực hiện ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ nên sau khi chào đời sẽ rất hiệu quả giúp bé phát triển lành mạnh đồng thời còn gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái.

Hạn chế dần sự tiếp xúc của trẻ với thiết bị điện tử

Trẻ trên 2 tuổi có thể xem 15-20 phút/ngày với nội dung phù hợp. Khi trẻ xem tivi, cần có người lớn bên cạnh để giúp trẻ có thông tin hai chiều. Phụ huynh có thể hỏi các tình huống đang diễn ra trên tivi cũng là một hình thức khuyến khích trẻ tập nói. Khi giảm tivi, điện thoại, cần bù lại phần này bằng cách tương tác với trẻ.

Giảm thời gian cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử nhưng không phải cắt hoàn toàn và cắt ngay lập tức sẽ dẫn tới tình trạng trẻ bị sốc tâm lý. Cần giảm từng bước một, giảm về mặt thời lượng cho trẻ xem ti vi, điện thoại; kiểm soát về mặt nội dung xem.

Tạo cơ hội giao tiếp giữa trẻ và bạn cùng trang lứa

Trẻ con luôn có những ngôn ngữ của riêng chúng, mà chúng ta đôi khi chẳng hiểu được. Cho nên để trẻ đồng trang lứa tự nói chuyện với nhau cũng là cách rất hay giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tự nhiên nhất.

Thường xuyên chơi trò chơi cùng trẻ

Cha mẹ cần tăng cường tương tác với trẻ

Cha mẹ cần tăng cường tương tác với trẻ

Bố mẹ nên cố gắng dành thật nhiều thời gian để vui chơi cùng trẻ. Trong quá trình chơi, hãy giao tiếp và trò chuyện thật nhiều. Phụ huynh cần thay đổi những thói quen sinh hoạt xấu như để cho trẻ ăn ngủ không theo thời gian nhất định, ít giao tiếp môi trường bên ngoài, không dám cho trẻ vận động ở môi trường rộng…

Chú ý chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ nói chung và trẻ chậm nói nói riêng. Cha mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, bữa ăn đảm bảo cân đối các thành phần dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm giúp não bộ phát triển. 

 
Nguyễn An (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ