TP.HCM xây dựng mô hình tháp 3 tầng điều trị hậu COVID-19

Sau khi "thoát kiếp F0" nhiều người gặp một số di chứng hậu COVID-19 - Ảnh: Internet

Cuối tuần, cả nước nắng nóng

TP.HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

Tiêu điểm Sức khỏe+ ngày 22/4/2022

Nghỉ lễ đi Food tour Hải Phòng có gì vui?

Theo Bộ Y tế, ở nước ta, dịch bệnh vẫn được kiểm soát trên phạm vi cả nước và có nhiều diễn biến tích cực khi có xu hướng giảm mạnh tại 4 tiêu chí trong 30 ngày qua gồm: Số ca cộng đồng cả nước giảm 56,5%, số ca tử vong giảm 60,5%, số ca đang điều trị tại bệnh viện giảm 44,9%, số ca nặng, nguy kịch giảm 38,6%. Tuy nhiên, dự báo thời gian tới dịch bệnh vẫn có diễn biến khó lường trên thế giới, không loại trừ xuất hiện các biến chủng mới lây lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn. Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các bệnh viện công lập và ngoài công lập xây dựng mô hình điều trị các bệnh lý hậu COVID-19 phù hợp khả năng điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mô hình tháp 3 tầng. Cụ thể:

- Tầng 1 bao gồm: Trung tâm y tế quận, huyện, TP. Thủ Đức, trạm y tế phường, xã, thị trấn, phòng khám bác sỹ gia đình thực hiện tư vấn, theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho người có nguy cơ mắc bệnh lý hậu COVID-19 mức độ nhẹ.

- Tầng 2 bao gồm: Bệnh viện đa khoa quận, huyện thực hiện tư vấn, theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho người có nguy cơ mắc bệnh lý hậu COVID-19 mức độ trung bình.

- Tầng 3 bao gồm: Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối thực hiện tư vấn, theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho người có nguy cơ mắc bệnh lý hậu COVID-19 mức độ nặng, nguy kịch.

Từ ngày 16 đến hết ngày 21/4, Hà Nội có 51.015 trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã được tiêm vaccine Moderna mũi 1, đạt 14%.

Một điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật khám chữa bệnh sửa đổi là quy định về hệ thống cơ sở khám chữa bệnh bao gồm cả Nhà nước và tư nhân được tổ chức thành 3 tuyến gồm tuyến ban đầu, tuyến cơ bản, tuyến chuyên sâu, thay cho 4 tuyến như lâu nay là tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận bệnh nhân 14 tuổi trú tại TP. Cao Bằng với các biểu hiện đau nhiều bụng dưới rốn kèm theo buồn nôn và nôn. Được biết, bệnh nhân được thăm khám và phát hiện ra khối u cách đây 2 năm nhưng chưa được tư vấn kỹ và tiến hành điều trị. Thời điểm hiện tại, bệnh nhân đau nhiều mới vào viện cấp cứu trong tình trạng nặng. Sau hội chẩn các bác sỹ thống nhất chỉ định mổ nội soi cấp cứu cắt u buồng trứng xoắn và cắt ruột thừa. Qua trường hợp trên bác sỹ sản khoa khuyến cáo: Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và cả các bé gái tuổi dậy thì đều có thể gặp tình trạng u nang buồng trứng xoắn do có sự thay đổi về hormone sinh dục. Vì vậy, chị em cần chú ý thực hiện chế độ thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên nhằm phát hiện sớm tình trạng bệnh để xử lý kịp thời. Nếu u nang buồng trứng xoắn được phát hiện sớm, các sẽ bác sỹ tiến hành gỡ xoắn bảo tồn được buồng trứng. Tránh phát hiện muộn, u nang sẽ bị hoại tử có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận cấp cứu cho 2 trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc thuốc Olanzapin. Hiện tại, tình trạng các bệnh nhân tỉnh táo, được rút ống nội khí quản, chỉ số sinh tồn ổn định.

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn