Rối loạn nhân cách ranh giới là một rối loạn tâm thần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng điều chỉnh cảm xúc của một người.
Bạn có đang bị rối loạn nhân cách?
"Điểm mặt chỉ tên" 10 rối loạn tâm thần thường gặp nhất
Vui chơi ngoài trời có lợi ích gì cho sức khỏe của trẻ em?
Hay cáu gắt hoặc buồn bã có phải là dấu hiệu của trầm cảm?
Theo lời kể của phụ huynh, bệnh nhân là chị cả trong nhà, không có tiền sử dụng thuốc hoặc lạm dụng chất tác động tâm thần. Trong gia đình không ai bị mắc bệnh rối loạn tâm thần. Bố có tính cách nhạy cảm, hay suy nghĩ tiêu cực và hay nói lời đay nghiến. Mẹ có tính cách mạnh mẽ và luôn muốn mọi người trong nhà phải làm theo ý kiến cá nhân của mẹ.
Từ nhỏ, bệnh nhân đã bướng bỉnh, dù được chiều chuộng nhưng luôn cảm thấy bố mẹ không hiểu mình, khó tương tác với bố mẹ. Khoảng 3 năm gần đây, do áp lực thọc tập cộng thêm mâu thuẫn giữa bố mẹ nên bệnh nhân thường cảm thấy căng thẳng, bức bối, ức chế, khó kiềm chế cảm xúc. Có lúc bệnh nhân nổi nóng, cáu gắt với mọi người dù trước đó vẫn vui vẻ.
Bên cạnh đó, bệnh nhân ăn ngủ thất thường, thường có cảm xúc quá khích, tự làm tổn thương bản thân bằng cách lấy dao rọc giấy rạch vào cẳng tay, hành vi được thực hiện nhiều lần vào nhiều thời điểm khác nhau, các vết rạch ngày càng sâu và tổn thương nhiều hơn với mục đích dùng cơn đau để giải tỏa cảm xúc.
Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán mắc rối loạn nhân cách ranh giới có hành vi tự sát, tự hủy hoại bản thân. Sau một thời gian điều trị, bệnh nhân đã có cảm xúc ổn định hơn, hợp tác điều trị hơn, không có hành vi bất thường.
Chia sẻ với bác sĩ, bệnh nhân cho biết luôn có cảm giác lo sợ bị bỏ rơi, luôn cho rằng người khác coi thường mình hay muốn làm tổn thương mình. Chính vì thế, khi không được đồng tình về vấn đề gì đó, bệnh nhân dễ trở nên cáu gắt, bùng nổ cảm xúc.
Theo bác sĩ Lê Công Thiện, Trưởng Phòng Điều trị Tâm thần Nhi - Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai), rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là một rối loạn tâm thần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng điều chỉnh cảm xúc của một người.
Bệnh này thường xảy ra ở tuổi mới lớn, cả trai lẫn gái, nên ảnh hưởng nặng nề đến nhân cách, nhận thức, thái độ với cuộc sống xã hội. Nguy cơ tự sát ở những người rối loạn nhân cách ranh giới cao gấp 40 lần so với dân số chung và 8% -10% đã chết do tự sát.
BS. Thiện chia sẻ thêm, tỷ lệ phổ biến rối loạn nhân cách ranh giới ở thanh thiếu niên là 11% ở bệnh nhân ngoại trú và tới 50% ở bệnh nhân nội trú.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhân cách ranh giới có thể do các hành vi ngược đãi trong gia đình, mối quan hệ xung đột giữa cha mẹ và con cái, lạm dụng tình dục ở trẻ em. Điều dễ nhận thấy ở trẻ bị rối loạn nhân cách ranh giới là có tỷ lệ bị bỏ rơi cao hơn so với nhóm trẻ khỏe mạnh.
Bình luận của bạn