Đi tìm hình thức tập luyện phù hợp với cá tính

Tính cách ảnh hưởng đến kế hoạch tập luyện và khả năng duy trì lâu dài

Tập gì ở nhà để cánh tay thon gọn, lưng chắc khỏe?

Bài học rút ra sau khi tập đi bộ 12-3-30 bảy ngày một tuần

Các bài tập tại nhà giúp cải thiện run tay chân sau tai biến

3 bài tập sức mạnh giúp bạn có một giấc ngủ ngon

Chọn bài tập đúng với cá tính: Bí quyết duy trì động lực  

Nghiên cứu đăng trên chuyên trang Tâm lý học của tạp chí Frontiers cho thấy tính cách có thể ảnh hưởng đến sở thích vận động, tần suất tập luyện và cả lợi ích sức khỏe từ hoạt động thể chất.

Theo thống kê của nhóm nghiên cứu đến từ Đại học College London (Vương quốc Anh), khoảng 1/3 số người trưởng thành không vận động đủ 150 phút mỗi tuần theo khuyến nghị. Do đó, cần thiết kế các chương trình tập luyện cá nhân hóa để giúp người tập có thêm động lực và gắn bó lâu dài hơn với thói quen này.

Trong nghiên cứu, 132 người trưởng thành được kiểm tra thể lực ban đầu và chia thành hai nhóm: Một nhóm tập tại nhà theo chương trình gồm bài tập cải thiện sức mạnh và đạp xe với cường độ khác nhau; Nhóm còn lại chỉ tập giãn cơ và duy trì lối sống như thường.

Người tham gia cũng được khảo sát theo mô hình 5 nhóm tính cách phổ biến gồm: Hòa đồng; Tự chủ; Hướng ngoại; Nhạy cảm; Cởi mở. Dự đoán thường gặp là người hướng nội sẽ thích tập một mình, còn người hướng ngoại hợp với các lớp học theo nhóm.

Tuy nhiên kết quả nghiên cứu sau 8 tuần lại có nhiều điểm thú vị hơn thế. Đúng là những người hướng ngoại khá hào hứng với các bài tập cường độ cao như HIIT và kiểm tra thể lực trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, họ lại có xu hướng bỏ giữa chừng, dẫn đến việc chỉ có 86 người hoàn tất toàn bộ chương trình. Nhóm hướng ngoại cũng không cải thiện thể lực vượt trội so với nhóm còn lại.

Người hướng ngoại thích tập ở nơi đông người, trong khi người nhạy cảm lại thích tập một mình

Người hướng ngoại thích tập ở nơi đông người, trong khi người nhạy cảm lại thích tập một mình

Theo bác sĩ Blaise Aguirre, Bệnh viện McLean (Massachusetts, Mỹ), người hướng ngoại thường thích chơi các môn thể thao đồng đội hoặc tham gia lớp học đông người. Họ nạp năng lượng từ việc tiếp xúc với đám đông. Ngược lại, những người sống có kế hoạch và ngăn nắp (đặc điểm của tính cách tự chủ) lại hợp với các hoạt động có giờ giấc rõ ràng, bài bản. Chẳng hạn, một buổi tập cố định tại phòng gym sẽ phù hợp với lối sống của họ.

Người có tính cách thiên về nhạy cảm (dễ lo âu, bồn chồn) lại phù hợp với các buổi tập cường độ thấp tại nhà, hoặc tập một mình. Họ có xu hướng né tránh các hình thức tập luyện quá thử thách, hoặc môi trường đông người vì sợ bị chú ý. Đây cũng là nhóm duy nhất đã giảm stress đáng kể sau khi tập luyện.

Ở giai đoạn đánh giá ban đầu, những người có tính cách tự chủ sống có kế hoạch, trách nhiệm thường có thể lực tốt hơn và tập luyện đều đặn hơn mỗi tuần. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ yêu thích việc tập luyện hơn người khác.

Những người cởi mở với đặc điểm thích khám phá, ham trải nghiệm mới, lại ít thấy hứng thú với các bài tập như HIIT hay đạp xe làm tăng nhịp tim. Dù vậy, họ lại là nhóm có tỷ lệ hoàn thành chương trình tập luyện cao hơn, và sẵn lòng thử bất cứ bộ môn nào đang thịnh hành.

Riêng nhóm có tính cách hòa đồng, dễ chịu, thân thiện thì thích kiểu bài tập nhẹ nhàng, đều đặn như đạp xe đường dài với tốc độ vừa phải.

Tập gì cho hợp với tính cách?

Chọn bài tập phù hợp với tính cách giúp tăng hiệu quả và giảm căng thẳng khi tập luyện

Chọn bài tập phù hợp với tính cách giúp tăng hiệu quả và giảm căng thẳng khi tập luyện

Tiến sĩ Flaminia Ronca, tác giả chính của nghiên cứu cho hay: “Não bộ mỗi người được lập trình khác nhau, điều này chi phối hành vi và cách chúng ta tương tác với môi trường xung quanh”. Vì thế, không có gì lạ khi mỗi người lại tiếp cận các hình thức tập luyện theo một cách riêng.

Theo bác sĩ Aguirre, mối liên hệ giữa tính cách và việc tập luyện là hai chiều. Tính cách ảnh hưởng đến thói quen vận động, đồng thời tập luyện cũng có thể “nhào nặn” lại một phần tính cách của bạn.

Tập luyện đều đặn có thể giúp bạn rèn luyện thêm những nét tích cực như tính kỷ luật, sự hòa đồng, đồng thời làm dịu bớt các yếu tố tiêu cực như lo âu hay cảm xúc thất thường.

Vây dựng kế hoạch tập luyện không có công thức chung áp dụng cho tất cả. Dù bạn đang muốn làm mới thói quen tập luyện hay làm quen lại từ đầu, hãy hiểu rõ bản thân và tính cách của mình; Chọn hoạt động phù hợp với cá tính. Nên bắt đầu từ từ, ưu tiên duy trì đều đặn và kiên nhẫn với chính mình.

 
Quỳnh Trang (Theo NBC News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp