- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Phong cách nuôi dạy có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Bí quyết trẻ em Nhật Bản có sức khoẻ tốt hàng đầu thế giới
Làm thế nào để dạy trẻ nhận diện thông tin sai lệch?
Những sai lầm thường gặp trong chăm sóc và nuôi dạy con cái
"Mẹ hổ" dạy con: Con khôn nhưng đoản mệnh?
Ngày nay, chúng ta thường bắt gặp các xu hướng như “cha mẹ hổ”, “cha mẹ gấu trúc”… gợi ra liên tưởng về phong cách nuôi dạy con từ nghiêm khắc đến mềm mỏng. Thực tế, những khái niệm trên đều bắt nguồn từ 4 phong cách nuôi dạy con cơ bản, được chuyên gia tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Diana Baumrind nghiên cứu từ thế kỷ XX.
Phong cách nuôi dạy con nghiêm khắc (Authoritarian)
Cha mẹ có phong cách nuôi dạy này có đặc điểm là áp đặt quy định nghiêm ngặt, yêu cầu tuân thủ tuyệt đối mà không giải thích lý do. Bên cạnh đó, phụ huynh mang phong cách này thường có kỳ vọng cao, đặt ra hình phạt nặng nề khi trẻ không nghe lời.
Theo nghiên cứu tổng quan năm 2017, kỷ luật nghiêm khắc và việc kiểm soát suy nghĩ là 2 nguyên nhân lớn khiến hành vi của trẻ ngày càng xấu đi. Phong cách nuôi dạy này cũng có thể khiến trẻ phát triển theo hướng tiêu cực: Hành vi gây hấn, phạm pháp, stress, lo âu…

Nghiên cứu của Baumrind, Maccoby và Martin cho rằng các bậc cha mẹ chủ yếu có 4 phong cách nuôi dạy con
Trẻ nuôi dạy theo phong cách này thường có xu hướng tuân thủ hướng dẫn hiệu quả để đạt được mục tiêu, tuy nhiên lại thiếu sự tự tin và kỹ năng xã hội, khó tự ra quyết định.
Phong cách nuôi dạy này còn được gọi bằng những khái niệm như: "Cha mẹ hổ", nuôi con kiểu quân đội…
Phong cách nuôi dạy con dễ dãi (Permissive)
Khác với cha mẹ mang phong cách nghiêm khắc, phụ huynh mang phong cách dễ dãi lại thường tình cảm và nuông chiều hơn, đặt ra ít luật lệ và đòi hỏi với con trẻ. Thay vào đó, cha mẹ lại luôn cởi mở về giao tiếp, để trẻ tự mình xử lý các tình huống. Vai trò của phụ huynh lúc này giống với bạn bè hơn là cha mẹ với con. Cha mẹ dễ dãi cũng không đặt ra luật lệ, giới hạn, ít khi nói từ chối vì sợ trẻ buồn.
Tuy nghe có vẻ lý tưởng, nghiên cứu lại chỉ ra phong cách nuôi dạy này đi kèm nhiều hệ quả sau này như: Trẻ hay lo âu, trầm cảm, có hành vi né tránh, hạnh kiểm xấu và phạm pháp. Trẻ cũng gặp nhiều thách thức về kỹ năng giao tiếp, sự tự tin và giải quyết vấn đề một cách chủ động.
Phong cách nuôi con uy quyền nhưng thấu hiểu (Authoritative)
Chuyên gia Baumrind mô tả, phong cách nuôi dạy này trung hòa được hai thái cực là dễ dãi và độc đoán. Theo đó, phụ huynh giữ mối liên hệ gần gũi với con, đặt ra những kỳ vọng và hướng dẫn rõ ràng, đồng thời cũng lý giải cho con tại sao cha mẹ lại đặt ra nguyên tắc đó.
Thay vì giữ kỷ luật bằng hình phạt, cha mẹ khuyến khích và hỗ trợ trẻ trong quá trình đặt ra mục tiêu. Phong cách nuôi dạy này nhìn chung được đánh giá là sẽ tạo ra sự phát triển lành mạnh cho trẻ, nhưng cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực từ cả cha mẹ và con cái.
Cùng với nguyên tắc này còn có nhiều phong cách nuôi dạy như: Kiểu nuôi thả (đặt ra quy định và hậu quả nếu trẻ không tuân thủ); Phong cách hải đăng (kết hợp hướng dẫn và bảo vệ mà không can thiệp quá mức vào cuộc sống của trẻ); Phong cách nhẹ nhàng (vừa cứng rắn vừa dịu dàng).
Phong cách nuôi con thờ ơ (Neglectful)

Nuôi dạy không để tâm hoặc nuôi dạy con theo kiểu bỏ bê ảnh hưởng đến tương lai của trẻ
Phong cách thứ tư này được chuyên gia Baumrind gọi tên sau nghiên cứu cộng tác với hai chuyên gia Eleanor Maccoby and John Martin đến từ Đại học Stanford (Mỹ). Các chuyên gia cho rằng, đây là phong cách nuôi dạy có hại nhất với sự phát triển của trẻ.
Đặc điểm của cha mẹ nuôi con theo phong cách này là để con cái “tự do tự lo”, chỉ giải quyết một vài nhu cầu cơ bản (thức ăn, nơi ở cho trẻ). Còn lại, phụ huynh không có sự liên kết về tình cảm và cuộc đời của con, giao tiếp rất giới hạn, không đặt ra kỳ vọng cho trẻ.
Trẻ được nuôi dạy theo phong cách này thường lớn lên với nghị lực và khả năng tự lập cao hơn so với các phong cách nuôi dạy khác. Tuy nhiên, đây là kết quả tất yếu để trẻ có thể tự sinh tồn. Ngoài ra, chúng sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc, dễ gặp thách thức trong học tập, khó duy trì các mối liên hệ xã hội.
Bình luận của bạn