Vì sao nhà nào cũng cần có một chai tinh dầu tràm trong mùa Đông?

Tinh dầu tràm có công dụng chống cảm lạnh khi thời tiết chuyển lạnh.

Mẹ cần lưu ý gì khi sử dụng dầu tràm để con không bị bỏng

Tinh dầu tràm: Kháng khuẩn, trị mụn, trị gàu

Top 10 loại tinh dầu hoa quả tốt nhất cho làn da

10 thứ cần ăn ngay để "chống chọi" với mùa đông lạnh giá!

Thành phần

Thành phần hóa học của tinh dầu tràm khá phong phú, nhưng chỉ hai hoạt chất có tác dụng là Eucalyptol và α-Terpineol được sử dụng trong tinh dầu tràm.

Eucalyptol là chất lỏng trong suốt, không màu, mùi thơm nhẹ, thoảng mùi long não lẫn bạc hà, vị cay, không tan trong nước. Hoạt chất Eucalyptol có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đờm được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng và mỹ phẩm...

Tinh dầu tràm được sản xuất từ lá tươi cây tràm.

Hoạt chất α- Terpineol chiết xuất từ tinh dầu tràm có tính sát trùng (diệt khuẩn, nấm và siêu vi) tốt, do đó  đây là một nguyên liệu được dùng trong nhiều loại thuốc bôi xức trực tiếp hoặc dạng xịt. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy α- Terpineol có rất nhiều ưu điểm: Không độc với con người ở liều có tác dụng kháng khuẩn; có thể dùng cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và trẻ sơ sinh; có tác dụng sát trùng khá rộng trên vi khuẩn, nấm và siêu vi,…

Công dụng và cách dùng

Tinh dầu tràm thường được dùng để phòng chống các bệnh như:

- Chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho: Khi thời tiết chuyển lạnh, hãy hòa vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm. Bạn cũng có thể thoa tinh dầu tràm trực tiếp vào lòng bàn chân, thái dương... sau khi tắm, trước lúc ra ngoài trời lạnh và khi thời tiết thay đổi để đề phòng các bệnh cảm lạnh, viêm đường hô hấp.

Bạn có thể hòa tinh dầu tràm vào nước tắm, ngâm chân,... để chống cảm lạnh, tránh gió, tránh ho.

Điều này đặc biệt có ích cho trẻ nhỏ, kể cả các bé sơ sinh. Tắm bằng nước có pha chút tinh dầu tràm sẽ giúp cho cơ thể bé ấm áp, chống cảm lạnh, ho và giúp bé tránh bị muỗi đốt. Cần chú ý rửa mặt riêng để tránh tinh dầu tiếp xúc với mắt bé.

- Chống hen phế quản: Bôi tinh dầu tràm vào gan bàn chân hoặc hít tinh dầu tràm theo cách ngắt quãng 2-3 lần theo nhịp thở có thể giúp điều trị các triệu chứng hen phế quản như ho về đêm, ho có đờm, thở khò khè,…

- Chống viêm nhiễm: Nhỏ mũi bằng tinh dầu tràm pha với tinh dầu thầu dầu theo tỷ lệ 5 - 10% có thể giúp sát khuẩn, chống cảm cúm, ngạt mũi. Dùng tinh dầu tràm pha với nước với nồng độ 0,2% để rửa vết thương.

- Chống các cơn đau: Tinh dầu tràm được dùng trong xoa bóp để điều trị chứng đau khớp, nhức mỏi chân tay, đau đầu, đau bụng. Cho 1 giọt tinh dầu tràm vào ly nước ấm để uống cũng có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng.

- Chữa mụn nhọt, trứng cá, da dầu: Dùng bông gòn tẩm tinh dầu tràm thoa trực tiếp lên da và các vùng tổn thương mỗi ngày 2 lần, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng. Đối với các vùng da dễ bị mụn như trán, mũi và cằm, nên thoa dầu tràm trực tiếp lên vùng chữ T (trán, mũi). Nếu da mặt bị mụn trầm trọng, nhỏ 3 - 4 giọt tinh dầu tràm vào sữa rửa mặt và sử dụng hàng ngày.

- Chống hôi miệng, viêm lợi, viêm quanh răng, viêm loét niêm mạc miệng: Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm vào cốc nước ấm. Dùng dung dịch này súc miệng từ 2 - 3 lần/ngày. Ngoài ra, thêm 1 giọt dầu tràm vào kem đánh răng cũng đem lại hiệu quả tương tự. Cần lưu ý tuyệt đối không được uống dung dịch này.

Dầu tràm để càng lâu càng tốt. Tinh dầu tràm nguyên chất có màu vàng nhạt, không cặn và khi dùng bôi da không rít. Phụ nữ có thai và cho con bú có thể sử dụng tinh dầu tràm nếu không gặp tình trạng dị ứng.
Vi Bùi H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp