- Chuyên đề:
- Táo bón ở trẻ em
Trẻ nhỏ hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm
Thiếu chất xơ - táo bón dễ tái phát
Những điều cần biết về bệnh lý táo bón mạn tính ở trẻ em
Uống nhiều rượu có thể gây táo bón?
Phân đen
Phân su xuất hiện lần đầu tiên sau khi bé chào đời thường có màu xanh đen, nhưng nếu phân đen như hắc ín, mẹ cần đặc biệt lưu ý. Theo Trung Tâm Nhi khoa Johns Hopkins, phân đen có thể là dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa, cha mẹ cần cho bé đi khám ngay lập tức.
Phân đỏ
Phân màu đỏ không phải là một dấu hiệu tốt. Bạn cũng cần chú ý đến kết cấu của chúng. Nếu phân màu đỏ và vón thành cục có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ, rách hậu môn. Phân đỏ lẫn với phân bình thường có thể là dấu hiệu trẻ bị dị ứng với protein trong sữa. Phân lỏng màu đỏ là dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn.
Phân trắng, xám
Phân màu trắng, xám là dấu hiệu cho thấy bé bị một căn bệnh hiếm gặp là nghẽn đường mật, theo Trung tâm Nhi khoa Johns Hopkins. Nghẽn đường mật là sự tắc nghẽn đường ống mang dịch mật từ gan đến túi mật. Các triệu chứng khác là nước tiểu tối màu, phân cực kỳ hôi, trẻ tăng cân chậm. Bệnh có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Nghẽn đường mật có thể khiến trẻ tăng cân chậm
Phân có máu lẫn nhầy (có thể toàn máu tươi)
Đây là dấu hiệu của một căn bệnh rất nghiêm trọng là bệnh lồng ruột. Bệnh xảy ra khi một đoạn ruột không ở vị trí bình thường mà “chui” vào trong lòng đoạn ruột kế cận kèm theo cả các mạch máu nuôi dưỡng đoạn ruột đó. Cứ 1.000 trẻ thì có khoảng 4 trẻ mắc căn bệnh này mỗi năm. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến viêm nhiễm nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong.
Phân lỏng, nhiều nước (tiêu chảy)
Tiêu chảy cấp tính có thể gây mất nước ở trẻ và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em tại các quốc gia đang phát triển.
Phân nhầy
Nếu trẻ đi ngoài phân nhầy mà không kèm theo các dấu hiệu đặc biệt khác, trẻ có thể bị nhiễm trùng hoặc dị ứng.
Phân rắn
Phân rắn, bé đi ngoài khó khăn là một dấu hiệu của bệnh táo bón. Chứng bệnh này thường xảy ra khi chế độ ăn của bé bắt đầu thay đổi, chẳng hạn như chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm. Táo bón dai dẳng có thể là dấu hiệu của tình trạng nhạy cảm với protein trong sữa, không dung nạp với một thành phần nào đó trong sữa mẹ hoặc sữa bột hoặc một căn bệnh nghiêm trọng nào đó.
Nếu trẻ gặp phải những vấn đề trên, cha mẹ cần cho trẻ đi khám sớm để trẻ được điều trị kịp thời, đề phòng những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe của trẻ.
Hoài Thương H+ (Theo Connectstatesboro.com)
Để giúp trẻ cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm sản phẩm chứa chất trợ sinh miễn dịch ImmuneGamma, cao dền gai, cao đơn kim, cao huyền sâm… Sản phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch, cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ nhỏ.
Bình luận của bạn