Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo diễn biến khó lường của COVID-19

Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo rằng đại dịch COVID-19 vẫn đang thay đổi nhanh chóng

Làn sóng COVID-19 mới đang lan ra nhiều nước Châu Á

COVID-19 bất ngờ tăng trở lại, Bộ Y tế ra công văn khẩn

Mỹ chấm dứt tình trạng khẩn cấp quốc gia do dịch COVID-19

8 bệnh mạn tính đang trở nên phổ biến trên thế giới hậu COVID-19

28 ngày qua, Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận hơn 3 triệu ca mắc mới và 23.000 ca tử vong do COVID-19, trong bối cảnh việc xét nghiệm đã giảm đi đáng kể.

Ông Michael Ryan - Giám đốc Phụ trách tình huống khẩn cấp của WHO cảnh báo, còn rất nhiều người nhiễm và mất mạng vì COVID-19. Trong một cuộc họp báo ngày 18/4, ông nhận định rằng đại dịch chưa chuyển sang giai đoạn đặc hữu. Thay vào đó, dịch không bùng phát ồ ạt nhưng có các đỉnh dịch xảy ra theo mùa.

Ông Michael Ryan - Giám đốc Phụ trách tình huống khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Michael Ryan - Giám đốc Phụ trách tình huống khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới

Dự kiến đầu tháng 5 này, Ủy ban khẩn cấp của WHO về COVID-19 sẽ tổ chức cuộc họp để đánh giá lại tình hình dịch. Ông Michael Ryan thông tin: "Chúng tôi sẽ không tắt cảnh báo đại dịch". Từ nay đến khi đại dịch chuyển sang một mô hình dễ dự đoán hơn, ngành y tế toàn cầu sẽ còn gặp nhiều thách thức.

Từ khi xuất hiện đến nay, biến thể Omicron của SARS-CoV-2 đã liên tục biến đổi. Gần đây nhất là XBB.1.16, biến thể này được phát hiện lần đầu vào tháng 1 và đến nay đã lan ra 29 quốc gia và vùng lãnh thổ. WHO coi XBB.1.16 là "biến thể đang được theo dõi", tức là có mức độ nghiêm trọng thấp hơn các "biến thể gây lo ngại" nhưng cũng cảnh báo nguy cơ tiềm tàng.

Tại Ấn Độ, XBB.1.16 đã gây ra một đợt bùng phát mới trong những tuần gần đây, số ca mắc tăng gần 4 lần so với cuối tháng 3. Tuy chưa có bằng chứng cho thấy biến thể này gây bệnh ở mức độ nặng hơn, các bác sỹ đã ghi nhận triệu chứng viêm kết mạc (hay đau mắt đỏ) ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Một số trẻ nhiễm XBB.1.16 bị viêm kết mạc, ngứa và dính mắt.

Hiện chưa có nghiên cứu chỉ ra cơ chế gây đau mắt đỏ có liên quan tới COVID-19. Các chuyên gia y tế cảnh báo, một số virus thường bùng phát vào mùa Xuân Hè như Adenovirus thường gây viêm kết mạc, cùng nhiều biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với COVID-19.

Để ngăn chặn sự lây lan của XBB.1.16, cần thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa COVID-19 thông thường và điều quan trọng là phải tránh những người bị đau mắt đỏ và nhấn mạnh việc rửa tay thường xuyên.

Mới đây, kết quả giải trình tự gene virus tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho kết quả chủng XBB.1.9.1. Đây là biến thể có ở nhiều nước như Anh, Đức, Mỹ, Pháp, Singapore, Philippines với đặc điểm lan truyền nhanh và diễn biến lâm sàng nhẹ. Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19, thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng và các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin