COVID-19 có thể để lại những ảnh hưởng cả về thể chất và tinh thần
"Manh mối" mới về nguồn gốc của đại dịch COVID-19
Cảnh báo gia tăng các bệnh nhiễm trùng khó điều trị sau đại dịch COVID-19
Bệnh cúm và COVID-19 có những điểm gì giống và khác nhau?
Đại dịch COVID-19: Cần chuẩn bị thay vì đổ lỗi
COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của con người. Đã có nhiều nghiên cứu thảo luận về tác động của virus đối với tim, phổi, thận và các quá trình khác của cơ thể. Một khía cạnh khác, lối sống ít vận động cũng là hệ lụy sau đại dịch COVID-19.
Các bệnh mạn tính là những bệnh kéo dài ít nhất một năm trở lên và cần được theo dõi, chăm sóc, điều trị liên tục. Những bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh tim, ung thư, bệnh thận mạn tính là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tử vong trên toàn thế giới. Sau đây là những bệnh mạn tính đang trở nên phổ biến trên thế giới hậu COVID-19.
Vấn đề tâm lý
Lo lắng, trầm cảm, các vấn đề về trí nhớ và sự tập trung, chất lượng cuộc sống giảm sút đã trở nên phổ biến sau đại dịch. Các vấn đề tâm lý này có thể do các yếu tố tác động như sự căng thẳng, sự cô lập, sự đau buồn do mất đi những người thân yêu và khó khăn về tài chính.
COVID-19 đã có tác động đáng kể đến sức khỏe tâm thần, với tỷ lệ gia tăng của lo lắng, trầm cảm và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác. Những vấn đề này có thể trở thành mạn tính, kéo dài và có tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống.
Ung thư
Vì COVID-19 nhắm vào nhiều loại protein liên quan đến sinh lý bệnh (pathophysiology) nên việc nhiễm COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Một nghiên cứu gần đây đã mô tả cách virus COVID-19 tương tác với protein p53 và các con đường liên quan, có khả năng dẫn đến tổn thương oxy hóa tế bào và DNA.
Bệnh đường hô hấp
COVID-19 chủ yếu ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Những người đã khỏi COVID-19 vẫn có thể gặp các triệu chứng hô hấp kéo dài như ho, khó thở và mệt mỏi, tức ngực... Tình trạng này có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của những người vốn đã có bệnh nền như hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Ngoài ra, do ảnh hưởng của COVID-19, mọi người ở nhà nhiều hơn, chất lượng không khí trong nhà không đảm bảo cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp.
Tăng huyết áp
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tỷ lệ người tăng huyết áp đã đạt đến mức trở thành "dịch bệnh". Theo một nghiên cứu trên tạp chí Circulation, đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp ở các nhóm tuổi khác nhau, đây là điều đáng quan ngại.
Bệnh tim
Nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc các biến chứng về tim và tim mạch như đau tim, đột quỵ, nhịp tim không đều, suy tim và đông máu có thể tăng lên sau COVID-19.
Đái tháo đường
Một số người hồi phục sau COVID-19 có thể mắc bệnh đái tháo đường hoặc các vấn đề sức khỏe lâu dài khác. Đường huyết hay lượng đường trong máu cao là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh mạn tính này.
Hen suyễn
Ở người mắc COVID-19, oxy hít vào thường khó đi vào máu hơn. Phản ứng viêm có thể bắt đầu khi hệ miễn dịch gặp virus hoặc chất lạ khác. Điều này dẫn đến các cơ xung quanh đường thở co lại, đường thở thu hẹp, sưng lên và tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Chất nhầy tích tụ gây ra các triệu chứng liên quan hen suyễn như ho, đau ngực, thở khò khè.
Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
So với những người không mắc phổi tắc nghẽn mạn tính, những người mắc bệnh này có triệu chứng ở phổi và đường hô hấp do COVID-19 có thể nghiêm trọng hơn nhiều. Người bệnh COPD nhiễm COVID-19 làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi. Bên cạnh triệu chứng của COVID-19, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng COPD ngày càng trầm trọng, dẫn đến khó thở, thậm chí khó thở nghiêm trọng.
Bình luận của bạn