Lực lượng y tế thăm khám cho F0 điều trị tại nhà ở TP.HCM - Ảnh: Báo Pháp luật Online
Ghi nhận 2 học sinh tử vong sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19
Bộ Y tế triển khai các biện pháp phòng, chống biến thể mới của virus SARS-CoV-2
F0 ở miền Tây tăng cao, Yên Bái ghi nhận ca COVID-19 cộng đồng đầu tiên
Việt Nam phải sớm sản xuất được thuốc điều trị và vaccine phòng COVID-19
Y tế tư nhân cùng y tế cơ sở tham gia chăm sóc cho nhóm F0 cách ly, điều trị tại nhà
Tại buổi họp báo định kỳ cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM chiều 29/11, ông Phạm Đức Hải - Phó Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM cho biết, những ngày gần đây, số ca nhiễm, số ca tử vong trên địa bàn thành phố vẫn cao.
Số ca nhập viện luôn cao hơn số ca xuất viện. Tuy nhiên, TP.HCM khẳng định vẫn đang kiểm soát được dịch bệnh. Trong nhiều tuần liên tiếp, cấp độ dịch vẫn ở mức 2. Thành phố đã chuẩn bị đầy đủ kịch bản để xử lý tình huống khi ca mắc mới tăng cao.
Thông tin về các giải pháp chăm sóc F0 tại nhà, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, hiện thành phố có 319 trạm y tế cố định và đã bổ sung 344 trạm y tế lưu động.
Sở Y tế đã có phương án chuẩn bị nhân sự tăng cường cho những địa bàn có F0 tăng. Ngoài ra, để hỗ trợ hệ thống y tế cơ sở, Sở Y tế đang tham mưu đề án chăm sóc F0 tại nhà có sự tham gia của y tế tư nhân.
Theo đó, tất cả phòng khám tư nhân có thể tham gia đề án thí điểm này. Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho rằng, khi đề án này được thông qua thì TP.HCM sẽ có thêm nguồn lực cho người dân lựa chọn khi cách ly điều trị tại nhà.
Trong đợt dịch thứ 4, Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM đã kêu gọi hệ thống y tế tư nhân cùng tham gia "chia lửa" cho lực lượng y tế tuyến đầu. Nhiều bệnh viện tư nhân đã chuyển đổi công năng thành bệnh viện điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19.
TP.HCM đang duy trì tổng đài 1022 nhánh 3 với trên 200 bác sỹ tư vấn cho F0 và nhánh 4 tư vấn sức khỏe cho người dân không phải bệnh COVID-19. Bên cạnh đó là hệ thống bác sỹ đồng hành với sự tham gia của mạng lưới hơn 1.500 bác sỹ trên cả nước.
Ứng phó với biến thể Omicron
Về kế hoạch ứng phó với biến thể Omicron, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM đã giao Sở Y tế thường xuyên theo dõi việc thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế.
Ông Phạm Đức Hải đề nghị người dân không nên hoang mang, đặc biệt là trước biến thể Omicron. Bên cạnh đó, người dân cũng không được chủ quan, lơ là và phải thực hiện tốt nhất quy định của ngành y tế, đặc biệt là "5K".
TP.HCM cũng đã chuẩn bị các kịch bản, trong đó có chăm sóc F0, xây dựng trạm y tế lưu động, củng cố trạm y tế phường, xã; Tăng cường bao phủ vaccine. Ngoài ra, thành phố tiếp tục phối hợp chặt chẽ, bài bản hơn trên 3 khía cạnh gồm: Y tế công và tư; Đông y và Tây y; Quân y và dân y.
Tính đến ngày 28/11, TP.HCM đã tiêm trên 7,9 triệu mũi 1 và trên 6,67 triệu mũi 2 vaccine phòng COVID-19. Thành phố đã sớm triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em trong độ tuổi từ 12-17, nhằm bảo đảm an toàn cho các em trở lại trường.
Về vấn đề tiêm mũi 3 cho người dân, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết, thời điểm này, thành phố sẽ tập trung tiêm vét cho người dân chưa tiêm mũi 2, trong đó có trẻ em từ 12-17 tuổi. “Theo chỉ đạo của chính quyền thành phố, chúng tôi sẽ triển khai đi từng ngõ, gõ từng nhà rà soát đối tượng chưa tiêm vaccine, tìm hiểu lý do, vận động người dân, làm sao độ phủ vaccine tốt nhất”, bà Mai cho hay.
Bình luận của bạn