Bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Quốc tế City (ảnh do bệnh viện cung cấp)
Bình Dương tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 14-15 tuổi, Cần Thơ cách ly F0 tại nhà
5 thói quen xấu làm tổn thương não cần bỏ ngay
Dị ứng thực phẩm: Triệu chứng, kiểm soát thế nào?
Những thực phẩm nên ăn trong mùa Đông giúp tăng cường miễn dịch
ĐBQH: Cần huy động sức mạnh của hệ thống y tế tư nhân (kỳ I)
Kỳ II: Bệnh viện tư “chia lửa” cùng bệnh viện công điều trị bệnh nhân Covid-19
Các bệnh viện công lập khi điều trị bệnh nhân Covid-19 thì nhận được chi trả của ngân sách. Tuy nhiên, bệnh viện tư cũng với công năng đó nhưng hầu như chưa nhận được sự hỗ trợ. Trước những khó khăn của các cơ sở y tế tư nhân tham gia điều trị Covid-19, UBND TP HCM đã có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính và Bộ Y tế cho phép các cơ sở tư nhân được thu phí nhưng hiện tại vẫn chưa có hướng dẫn chính thức. Do đó, TP đã ban hành văn bản tạm ứng ngân sách chi trả chi phí khám, chữa bệnh cho các bệnh viện này. Bác sỹ Nguyễn Hữu Tùng, Phó Chủ tịch Thường trực Liên chi hội hành nghề Y tư nhân TP.HCM, cho rằng hiện nay Bộ Y tế đã cho bệnh viện tư nhân tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19 nhưng cơ chế chưa rõ ràng, gây khó khăn cho các bệnh viện.
Giảm gánh nặng cho bệnh viện công
Bác sỹ Nguyễn Hữu Tùng cho biết hiện phần lớn các bệnh viện tư ở TP.HCM là bệnh viện hạng 3, tương đương bệnh viện tuyến quận - huyện. Nếu tính theo sự phân tầng trong điều trị Covid-19 thì những bệnh viện này có thể điều trị cho các bệnh nhân F0 có triệu chứng nhẹ, có thể kèm bệnh nền, nếu chuyển nặng sẽ chuyển lên tuyến trên. Với sự phân tầng này đã góp phần giảm gánh nặng cho bệnh viện công.
Theo bác sỹ Tùng đã đến lúc cần xem Covid-19 là bệnh truyền nhiễm như: sốt xuất huyết, AIDS, viêm gan… Như vậy, nhà nước nên áp dụng những chính sách khám chữa bệnh bình thường cho bệnh Covid-19, tất cả bệnh viện đều nhận bệnh nhân và xử lý như bình thường. Bên cạnh đó, BHYT cũng cần cơ cấu lại quỹ bảo hiểm cho bệnh Covid-19, có thể chi trả cao hơn mức bình thường cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện tư.
Đồng quan điểm, ThS.Bs Cao Xuân Minh, Giám đốc Phòng khám Ngọc Minh (quận 11, TP.HCM), bày tỏ mong muốn thành phố đánh giá lại đúng mức vai trò của y tế tư nhân trong khối y tế chung, nhằm tạo sự công bằng giữa công và tư.
Luật sư, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trương Trọng Nghĩa, cho biết về pháp lý, cơ sở y tế tư nhân được huy động chữa trị bệnh nhân Covid-19 là huy động chống dịch, theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và hướng dẫn của Chính phủ, Covid-19 là bệnh dịch thuộc nhóm A, theo đó việc điều trị phải được miễn phí cho tất cả các bệnh nhân. Khi tham gia chống dịch Covid-19, các cơ sở y tế tư nhân hành động như là những cơ sở y tế nhà nước, cung cấp dịch vụ công, nên theo quy định họ không được thu phí từ bệnh nhân là đúng. Tuy nhiên, theo các Luật này thì khi huy động như vậy, nhà nước phải chi trả phí tổn hoặc bồi thường thiệt hại cho các cơ sở y tế tư nhân ấy theo Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản, trừ những chi phí hay tổn thất mà họ tự nguyện chấp nhận để góp phần chống dịch.
“Cần phân biệt, nếu thiệt hại gây ra do các biện pháp hạn chế cần thiết mà nhà nước buộc các cơ sở y tế này tuân thủ vì lợi ích chung (ví dụ buộc đóng cửa hay hạn chế hoạt động, buộc phải khai báo y tế cho bệnh nhân v.v…) thì không được bồi thường. Nhưng nếu nhân lực, tài sản, phương tiện, máy móc, thiết bị, thuốc men được huy động để biến thành cơ sở cấp cứu hay chữa trị bệnh nhân Covid-19 để tham gia chống dịch thì nhà nước phải chi trả và bồi thường cho họ theo luật này” – luật sư Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh.
Với vai trò là Đại biểu Quốc hội, luật sư Trương Trọng Nghĩa cho biết việc nhà nước huy động các cơ sở y tế tư nhân tham gia chống dịch và họ phải chấp hành sự huy động ấy là theo quy định của luật. Tuy nhiên, các cơ sở y tế tư nhân chỉ có thể bị trưng mua, trưng dụng theo khả năng đáp ứng của họ. Nếu họ không được nhà nước tiếp tế, tiếp sức kịp thời thì họ sẽ kiệt sức, kiệt quệ và không thể tham gia chống dịch tiếp tục. “Nếu không được nhà nước chi trả hay bồi thường kịp thời, thỏa đáng, họ có thể phá sản. Khi ấy nhà nước sẽ mất đi một lực lượng hỗ trợ đáng kể trong tình hình dịch bệnh bùng phát và lan rộng như hiện nay. Ngoài ra, nếu cơ sở y tế công lập gặp khó khăn thì được nhà nước hỗ trợ, giải cứu, thì y tế tư nhân được huy động làm dịch vụ công cũng phải được hỗ trợ như vậy thì mới hợp lý” – luật sư Trương Trọng Nghĩa thông tin.
Y tế công – tư đồng hành vì sức khỏe người dân
Theo luật sư Trương Trọng Nghĩa, tại Công văn 6140 ngày 30.7.2021, Bộ Y tế cũng yêu cầu các Sở Y tế huy động các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân tham gia chống dịch Covid-19 phù hợp với năng lực chuyên môn và điều kiện của cơ sở. Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân tham gia phòng, chống dịch như đối với các cơ sở khám, chữa bệnh công lập, thực hiện các chế độ đãi ngộ theo quy định hiện hành.
Thông tin về việc hiện nay, một số bệnh viện tư kêu gọi bằng cách vận động ủng hộ từ bệnh nhân, luật sư Trương Trọng Nghĩa chia sẻ việc các nhà hảo tâm, hay bệnh nhân có điều kiện, tự nguyện muốn ủng hộ về vật chất cho các bệnh viện tư nhân đang tham gia chống Covid-19, để cám ơn đã chữa trị cho họ, hoặc vì mục đích từ thiện, vì muốn hỗ trợ chống dịch, thì pháp luật không cấm. Trái lại, việc áp dụng hai cơ chế song song trong bệnh viện, thu phí của bệnh nhân có điều kiện chi trả và miễn phí cho những bệnh nhân còn lại, thì không nên.
Bệnh nhân điều trị COVID-19 tại bệnh viện FV (quận 7, TPHCM). Ảnh: BVCC
Giải thích lý do này, luật sư Trương Trọng Nghĩa cho biết vì hoạt động chữa trị hiện nay theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và theo hướng dẫn của Chính phủ, Covid-19 là bệnh dịch thuộc nhóm A. Do đó, việc điều trị phải được miễn phí cho tất cả các bệnh nhân. Chưa kể sẽ phát sinh những phức tạp khác. Tuy nhiên, riêng việc xét nghiệm và tiêm vaccine thì có thể cho phép một số cơ sở y tế tư nhân làm dịch vụ có thu phí tại nhà cho những ai có nhu cầu và điều kiện chi trả. Ngoài ra, đối với những người bị nhiễm không triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ, được phép điều trị tại nhà, thì có thể cho các cơ sở y tế tư nhân làm dịch vụ chăm sóc tại nhà và có thu phí nếu người bệnh có nhu cầu và khả năng.
“Còn đã vào bệnh viện thì phải được chăm sóc như nhau. Tất nhiên, trong điều kiện đang có dịch thì nhà nước phải quản lý chặt các dịch vụ này để tích hợp vào dữ liệu chung và để kiểm soát thống nhất chung. Đây chỉ là những gợi ý trước tình hình quá tải quá nặng của hệ thống y tế nhà nước. Có khả thi không và làm sao để an toàn thì cần được các chuyên gia, các nhà chuyên môn và cơ quan chức năng xem xét, cân nhắc, quyết định. Nếu áp dụng thì cũng nên hạn chế về thời gian và quy mô, có tiêu chí chọn lọc và nhất thiết phải trong khả năng nhà nước kiểm soát được” – luật sư Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh.
Trong điều kiện sắp tới khi sống chung với dịch bệnh, hệ thống y tế tư nhân tham gia điều trị bệnh sẽ giúp cuộc sống trở lại bình thường, luật sư Trương Trọng Nghĩa cho rằng một số cơ sở y tế được tư nhân đầu tư xây dựng thành các bệnh viện khám chữa bệnh chuyên khoa để chữa bệnh bình thường, không phải để chống dịch. Có những bệnh viện có kỹ thuật, công nghệ và chuyên môn rất cao, ngang tầm khu vực, qua đó giảm bớt việc người Việt Nam đi khám chữa bệnh ở nước ngoài. Nếu vì tham gia chống dịch mà họ bị thiệt hại, không thể hoặc chậm khôi phục được chức năng, năng lực chuyên môn chính của họ, hoặc gặp khó khăn về tài chính, về nhân lực, thì sẽ là tổn thất lớn cho ngành y tế của đất nước trong điều kiện đang phát triển và hội nhập quốc tế.
Ngoài ra, khi đại dịch qua đi, và nếu nhà nước áp dụng chủ trương “sống chung với Covid-19”, họ cũng có thể đầu tư phát triển thêm bộ phận chuyên môn về việc này. Khi ấy, không còn ràng buộc bởi quy định về chống dịch, họ có thể cung cấp dịch vụ phòng chống Covid-19 có thu phí như các dịch vụ khám chữa bệnh khác, giống như chống HIV-AID, lao… “Các cơ sở y tế tư nhân là một bộ phận hợp thành của hệ thống y tế nước ta, là nội lực y tế của Việt Nam, nếu họ suy yếu thì cả hệ thống suy yếu theo” – luật sư Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh.
Bình luận của bạn